Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Xembaomoi.com ngang nhiên lấy cắp bài viết, kiếm nhiều tiền quảng cáo


(doanhnhanexpress.com.vn) Theo đề xuất của nhiều độc giả và một số cơ quan báo chí khác, báo doanhnhanexpress có bài viết về trang xembaomoi.com, đây là một trang web tổng hợp tin tự động như báo mới và cách đặt tên như báo mới để câu khách.

>>> Phân biệt giữa báo điện tử và các trang tin điện tử


Xembaomoi.com ngang nhiên lấy cắp bài viết, kiếm nhiều tiền quảng cáo
 

Mới đây doanhnhanexpress trao đổi tin tức với nhà báo Phạm Hùng, chuyên gia quản lý báo chí cũng nhấn mạnh vào trang xembaomoi bởi đây cũng là một trang web có 100% bài cóp từ trang khác mà lại đăng được nhiều quảng cáo

Trang tin này xuất hiện gần đây 2 năm và nhanh chóng đạt được lượt xem lớn, theo Alexa trang web xembaomoi có alexa xấp xỉ 1000 ở Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng từ khóa trên google khá tốt.

Được gọi là báo nhưng kì thực xem báo mới chỉ là một trang tin cá nhân, blog cá nhân thì đúng hơn, không có liên kết từ bất kì trang chính thống nào mà chỉ tự liên kết RSS để tổng hợp bài Viết với các trang khác.

Mỗi ngày trang này xuất bản khoảng 2000 bài viết từ nhiều nguồn chính thống khác nhau. Chủ yếu trang này đông lượt đọc cũng nhờ page rank tốt và SEO khỏe nên được nhiều người tìm kiếm trúng kết quả.

Cơ chế hoạt động của trang này là lưu tiêu đề và link vào web qua một chương trình tổng hợp sau đó tự chuyển đến trang chính thống và lượt đọc chỉ tính cho xembaomoi.

Nhìn bên ngoài có thể thấy trang này có rất nhiều quảng cáo, baner quảng cáo và đã thấy là "kiếm được tiền" trong khi đớ các trang báo khác phải trả lương cho một đội ngũ nhà báo phóng viên rất lớn có khi từ 1 tỷ cho đến cả chục tỷ đồng để duy trì tòa soạn báo đó. Mà chả có khách nào đến quảng cáo

Đúng như cách mà người ta gọi, xem báo mới ngang nhiên chiếm đoạt mồ hôi, công sức của các nhà báo, phóng viên bởi các trang gốc thì ít người đọc mà riêng trang này lại có lượt đọc "khủng"

Trên thực tế xem báo mới bị nhiều người không thích đọc tại sự trắng trợn về cóp thông tin và cách trình bày trên trang nhìn như một tờ báo chính thống để "đánh lừa độc giả"

Thiết nghĩ một trang web không xin phép từ nguồn chính thống bằng văn bản, lại ngang nhiên cóp bài viết và kiếm đậm từ quảng cáo như vậy thì người đọc không nên xem nhiều.


Nhà Báo Hà Sơn

Warren Buffett: Vẫn là đại tỷ phú giàu thứ 3 thế giới


(doanhnhanexpress.com.vn) Theo tin tức từ Bloomberg cho thấy tỷ phú Warren Buffett vẫn xếp thứ 3 thế giới dù mới đây ông tụt hạng xuống vị trí thứ 4 trong 2 tháng nay, việc này cũng chứng minh một phần thành công của ông trong kinh doanh. Giá trị tài sản ròng của Buffett hiện đã tăng lên mức 54,6 tỷ USD, cao hơn 6,7 tỷ USD so với ở thời điểm cuối năm 2012

Warren Buffett: Vẫn là đại tỷ phú giàu thứ 3 thế giới


Bloomberg cho biết, nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận 49% đạt được vào quý 4 năm ngoái, giá cổ phiếu của tập đoàn Berkshire Hathaway do Buffett sáng lập và lãnh đạo đã tăng 14% từ đầu năm tới nay. Vì vậy, giá trị tài sản ròng của Buffett hiện đã tăng lên mức 54,6 tỷ USD, cao hơn 6,7 tỷ USD so với ở thời điểm cuối năm 2012.
Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Ortega, 78 tuổi, nhà sáng lập tập đoàn bán lẻ Inditex và thương hiệu thời trang Zara, đã giảm liên tục từ đầu năm do những lo ngại về việc suy thoái kinh tế ở quê hương Tây Ban Nha của ông sẽ dẫn tới sự suy giảm doanh thu. Từ mức cao kỷ lục đạt được vào hôm 2/1 tới nay, giá cổ phiếu Inditex đã giảm 7,5%.
Hiện tỷ phú Ortega đang là chủ nhân của khối tài sản ròng trị giá 54,3 tỷ USD, giảm 3,2 tỷ USD tính từ đầu năm. Với mức tài sản này, Ortega nhường lại ngôi vị người giàu thứ ba thế giới cho Buffett.
“Rất có thể đây sẽ là một minh chứng cho chiến lược làm giàu sáng suốt của Buffett, mua những tài sản đầu tư tốt ở mức giá rẻ. Trong khi đó, ngành bán lẻ của Ortega là một lĩnh vực gặp khó khăn trong một nền kinh tế suy thoái như Tây Ban Nha hiện nay”, ông Bruce McCain, chiến lược gia trưởng về đầu tư của công ty KeyCorp, nhận xét.
Trong suốt khoảng 5 thập kỷ qua, tỷ phú Buffett đã xây dựng Berkshire Hathaway ngày càng lớn mạnh thông qua các vụ thâu tóm và chọn mua cổ phiếu. Đầu tháng nay, công ty báo cáo mức lợi nhuận ròng 4,55 tỷ USD trong quý 4/2012 từ mức 3,05 tỷ USD đạt được cùng kỳ năm 2011. Kết quả khả quan này đạt được chủ yếu là nhờ các khoản đầu tư nghiệp vụ phái sinh.
Thị trường chứng khoán châu Âu và đồng Euro đã giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua (21/3) sau khi thống kê cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Đức bất ngờ suy giảm và có tin Tổng thống Cyprus đang xem xét một kế hoạch mới nhằm nhận sự giải cứu tài chính của châu Âu.
Thị trường Tây Ban Nha chiếm 1/5 doanh thu của tập đoàn Inditex. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này ở mức trên 20%, tăng trưởng lợi nhuận quý 4/2012 của Inditex giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm. Trong quý, Inditex đạt mức lợi nhuận ròng 705 triệu Euro, tương đương khoảng 909 triệu USD, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
So với tài sản của người giàu thứ nhì thế giới trong xếp hạng Bloomberg Billionaires Index là nhà đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates, tài sản của Buffett hiện còn kém 12,7 tỷ USD.


Mai Phương
 

(Hot) Điểm mặt những tỷ phú đô la Việt Nam được báo doanhnhanexpress bình chọn và đề xuất


(doanhnhanexpress.com.vn) Ngoài ông Vượng thì ở Việt Nam còn một số người có tài sản tỷ đô la trong đó có duy nhất một đại gia không lên sàn chứng khoán có tài sản tương đối khủng là ông Vũ Văn Tiền. Báo doanhnhanexpress sẽ đề xuất danh sách này với một số tạp chí xếp hạng uy tín nước ngoài. doanhnhanexpress là tờ báo doanh nhân lớn và uy tín hàng đầu VN.

>>> Tỷ phú chính thức đầu tiên của Việt Nam: Là doanh nhân xuất sắc nhất năm

 

1. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup
Trong danh sách mới cập nhật tháng 3/2013 về những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes, Chủ tịch Vingroup đứng thứ 974.
Cụ thể, danh sách năm 2013 có tổng cộng 1.426 cái tên. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng cùng hơn 40 tỷ phú khác đứng đồng hạng 974 với tài sản ròng 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, ông Vượng còn được đưa vào danh sách những gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

Ông Phạm Nhật Vượng

Nếu tính theo tài sản trên sàn chứng khoán vào cuối tháng 2/2013, ông Vượng có giá trị cổ phiếu là hơn 19.000 tỷ đồng (chưa đầy 1 tỷ USD). Tuy nhiên, thống kê của Forbes có những tài sản ngoài cổ phiếu và con số của tạp chí này về Chủ tịch của Vingroup lên tới 1,5 tỷ USD.
2. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Ứng cử viên sáng giá nhất trong số các đại gia trong nước cho danh hiệu tỷ phú đô-la thứ hai của Việt Nam có lẽ không ai khác ngoài ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Ông bầu của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai này đã hai năm liên tiếp 2008 - 2009 xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam, đứng trên ông Phạm Nhật Vượng.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu HAG rớt mạnh trong năm 2010, đặc biệt trong năm 2011 và đầu năm 2012 đã khiến ông rớt xuống vị trí thứ hai. Vì thế, dù là người duy nhất đến nay bày tỏ khát vọng trở thành tỷ phú đô la của Việt Nam nhưng con đường tới danh hiệu tỷ phú đô-la của ông đã chậm mất một nhịp.

Đại gia Đoàn Nguyên Đức
Đại gia Đoàn Nguyên Đức.

Tính tới cuối năm 2012, bầu Đức vẫn đứng thứ hai trong bảng xếp hạng nhưng bị ông Phạm Nhật Vượng bỏ khá xa. Vào thời điểm đó, chỉ tính riêng số cổ phiếu của ông Vượng (chưa tính của vợ) đã có giá trị hơn 17.000 tỷ đồng, trong khi đó bầu Đức dù tài sản có tăng mạnh gần 30% trong năm 2012 nhưng cuối năm cũng chỉ còn hơn 5.600 tỷ đồng.
3. Ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc
Năm 1997, Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc Đào Hồng Tuyển lập ra một trong những dự án được coi là điên rồ nhất thời đó: Đầu tư 80 tỷ đồng mua đất để lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, đổi lại sẽ được khai thác 98 ha đất trên đảo.
Dự án khởi động đúng lúc kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, có thời điểm không thể huy động cũng như vay thêm vốn từ ngân hàng, bạn bè xa lánh do sợ ông vỡ nợ, phá sản. 3 năm sau, con đường ra đảo hoàn thành, trở thành biểu tượng chinh phục thiên nhiên của người Quảng Ninh lúc bấy giờ.

Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc Đào Hồng Tuyển

15 năm sau đó là khoảng thời gian ông Tuyển cho xây dựng 110 km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha. Từ đây, người ta cũng gọi ông là "Chúa đảo".
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi hiện sở hữu bao nhiêu tài sản, ông Tuyển nói: "Giá đất ở đây là khoảng 14 triệu đồng/m2, chỉ cần bán 300 ha là sẽ có khoảng 2 tỷ USD".Chúa đảo Tuần Châu chia sẻ, để biến một trong những làng chài nghèo nhất Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX trở thành vùng đất "vàng ròng" như hôm nay, ông đã vượt qua "cả một rừng chông gai và một biển đau thương".
4. Ông Vũ Văn Tiền chủ tịch Geleximco
Các dự án BĐS của tập đoàn này trải ở khắp nơi trong khu vực miền Bắc và toàn là những dự án khổng lồ, trong đó nhiều cái gắn với những quy hoạch mở rộng của thủ đô Hà Nội.
Tập đoàn đang đầu tư xây dựng một số dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh), Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa (Tuyên Quang), Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh)… Trong đó theo thống kê dự án nhà máy Bột giấy ở Tuyên Quang với số vốn 10.000 tỷ đồng lại được đại gia này bỏ tiền túi ra khủng nhất. Tên tuổi của đại gia này cũng gắn liền hơn với vùng đất Tuyên Quang.

Có một số đại gia ở Tuyên Quang khác có tài sản tương đối khủng lên đến cả ngàn tỷ đồng nhưng không lên sàn chứng khoán.

Ông Vũ Văn Tiền

Hạ tầng, BĐS cũng là một thế mạnh của Geleximco với nhiều dự án đô thị: Cái Dăm (37,04 ha) tại Quảng Ninh, Lê Trọng Tấn (135 ha) tại Hà Nội, Đồng Trúc - Ngọc Liệp (250 ha) tại Quốc Oai - Hà Nội, Phú Mãn (461,2 ha) tại Hà Nội; Láng - Hòa Lạc kéo dài tại Hà Nội; 02 khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và 5 sao; các trung tâm thương mại…
Geleximco cũng là cổ đông chiến lược của rất nhiều các doanh nghiệp lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Viện Quản lý Toàn cầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC…
5. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát
Ông Long sinh năm 1961, quê ở hải Dương. Hiện tại, ông Long đang trong cương vị Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát.
Ông được báo chí nhắc đến nhiều sau sự kiện chi mạnh tay cho việc mua sắm máy bay 6 chỗ vào năm 2010 với chi phí lên đến gần 5 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng).

 

Sau hơn một năm sử dụng ông Long tiếp tục tậu thêm cho mình chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ tập đoàn thép thực hiện chặng Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Theo đó, giá tiền của chiếc này cũng đắt hơn rất nhiều dù ông Long không tiết lộ con số cụ thể.
Ngoài sở hữu máy bay riêng, ông Long còn nổi tiếng với vai trò là ông bầu bóng đá khi sở hữu đội bóng Hoà Phát Hà Nội. Hiện tại, tài sản của ông có hơn 2.100 tỷ đồng


Hà Sơn - peter Hùng Cường (thực hiện)

"Lời nguyền" gây shock từ bảng xếp hạng của Forbes


(doanhnhanexpress.com.vn) Một số người lọt bảng xếp hạng của Forbes lại đang gặp một số các tai ương khó lý giải
"Lời nguyền của Forbes"
Đó là tên một cuốn sách của tác giả Wang Gang, xuất bản năm 2009. Trong đó, ông đã miêu tả những rắc rối có thể giáng xuống đầu bất kỳ người Trung Quốc nào có tên trên bảng xếp hạng các triệu phú, tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes.
Và đó là lý do khiến giới nhà giàu TQ cực kỳ ghét “bị” xếp vào danh sách người giàu của tạp chí này, cũng như của tạp chí Hồ Nhuận ở trong nước. Trong xếp hạng năm nay của Forbes, Trung Hoa đại lục là nước có số tỷ phú nhiều thứ hai thế giới, với 122 người, chỉ xếp sau Mỹ với 442 tỷ phú.
Theo ông Wang, rắc rối đến với những người giàu bị “điểm mặt” ở TQ thường bao gồm sự “dò xét” kỹ lưỡng hơn không chỉ từ cơ quan thuế mà còn từ cả cơ quan chống tham nhũng và công chúng nói chung. “Nếu bạn có tên trong danh sách của Forbes, bạn sẽ sớm mang họa vào thân”, bài viết của ông Wang dự đoán.
Tương tự, một nghiên cứu năm 2012 của các học giả Oliver Rui, Xianjie He và Xiao Tusheng mang tên “Cái giá của việc trở thành tỷ phú tại Trung Quốc: Bằng chứng dựa trên danh sách người giàu có của Hồ Nhuận” chỉ ra rằng trong số các công ty niêm yết có chủ là người được Hồ Nhuận xếp hạng, giá cổ phiếu của họ đã sụt giảm đáng kể 3 năm trở lại đây.
Dựa trên phân tích các bảng xếp hạng của Hồ Nhuận từ năm 1999 - 2007, các tác giả cho biết cả những cá nhân lẫn các doanh nghiệp mà những người được xếp hạng sở hữu đều bị chính phủ “soi” kỹ hơn. Những khoản trợ cấp, trợ giá của chính phủ cho các công ty liên quan đến các “đại gia” được Hồ Nhuận xếp hạng cũng sụt giảm.
Các công ty này cũng có xu hướng che giấu nhiều hơn đối với lợi nhuận của mình. “Nhà đầu tư tại TQ xem việc các chủ doanh nghiệp bị đưa vào danh sách người giàu của tạp chí Hồ Nhuận là tin xấu”, các tác giả kết luận.
Nhưng còn có tin xấu hơn cho các “đại gia” này đó là theo các học giả trên, tỷ lệ người bị kết tội, điều tra hoặc bắt giữ sau khi có tên trong bảng xếp hạng mức độ giàu có lên tới 16,95%, cao gấp 3 lần mức 6,84% của những chủ doanh nghiệp khác không có tên trong bảng xếp hạng trong cùng thời kỳ.
Từng là người giàu thứ 11 của Trung Quốc vào năm 2002, Zhou Zhengyi đã bị bắt giữ hai lần và hiện đang thụ án tù 16 năm.
Tôi nhiều tiền hơn!
Trong khi những người giàu TQ sợ bị điểm mặt chỉ tên trên các bảng xếp hạng triệu phú, tỷ phú, hoàng tử tỷ phú Ả Rập Alwaleed bin Talal đã “nổi trận lôi đình” sau khi hay tin tạp chí Forbes xếp mình ở hạng 26 trong số các tỷ phú giàu nhất thế giới 2013, vì cho rằng tạp chí này đánh giá sai mức độ giàu có của mình. Ông Alwaleed nghi ngờ việc này "dường như để gây bất lợi cho các nhà đầu tư và tổ chức ở Trung Đông".
Theo Forbes, hoàng tử Alwaleed sở hữu khối tài sản trị giá 20 tỷ USD, xếp thứ 26, sau 2 nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin. Tuy nhiên, Alwaleed khẳng định mình có trong tay 29,6 tỷ USD, thừa sức lọt vào top 10 người giàu nhất hành tinh và chỉ xếp sau người thừa kế Liliane Bettencourt của hãng mỹ phẩm cao cấp L’Oreal (Pháp).
Trong một bức thư gửi tới tổng biên tập của Forbes là Steve Forbes, ông hoàng tuyên bố sẽ không tiếp tục cung cấp cho tạp chí này các thông tin về tình hình tài chính của mình. Thậm chí, thông tin từ Kingdom Holding Company - tập đoàn đầu tư nơi tỷ phú Alwaleed nắm 95% cổ phần - cho biết hoàng tử đã “lôi” các luật sư của mình vào vụ việc này.
Đổi lại, tỷ phú Alwaleed tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với Hãng tin Bloomberg, đơn vị từ năm ngoái đã bắt đầu cạnh tranh với Forbes trong việc xếp hạng các tỷ phú thế giới. Sở dĩ có sự “thiên vị” này vì Bloomberg đánh giá vị hoàng tử Ả Rập “cao giá” hơn nhiều so với xếp hạng của Forbes, ở mức 28 tỷ USD và đứng thứ 16 thế giới.
Nguyên nhân chính dẫn đến tranh cãi giữa vị hoàng tử Ả Rập và tạp chí của Mỹ được cho vì Forbes không chấp nhận giá cổ phiếu của Kingdom như được niêm yết trên thị trường chứng khoán Saudi Arabia, trong khi chấp nhận giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi như Mexico.
Trong tuyên bố của mình, Kingdom khẳng định đã tìm thấy những điểm không nhất quán trong bản báo cáo của Forbes, bao gồm “cả những cáo buộc sai lệch và không có căn cứ, dựa trên những tin đồn rằng việc thao túng giá cổ phiếu là “môn thể thao quốc gia” tại Saudi Arabia”.
Đây không phải lần đầu tiên tỷ phú Alwaleed phản đối cách định giá tài sản của Forbes. Theo giám đốc tài chính của Kingdom, Shadi Sanbar, họ đã nhiều lần phản đối phương pháp định giá của Forbes những năm trước nhưng không được đoái hoài.
Thậm chí năm 2008, vị hoàng tử Ả Rập còn mời phóng viên Forbes tới tham quan đất nước mình cả một tuần để có thời gian nhìn ngắm các tài sản của ông như: cung điện rộng tới 420 phòng, những vườn thú mini, tàu ngựa, trang trại gồm sở thú và 5 hồ nhân tạo, các bộ sưu tập đá quý được cho là trị giá tới 700 triệu USD, nhiều khu chung cư và cả chiếc máy bay riêng Boeing 747 với nội thất xa xỉ… Nhưng lần này có vẻ vị tỷ phú Ả Rập đã hết kiên nhẫn với Forbes.
Hoàng Việt