Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Lamborghini mucielago LP640 mui trần trên đường phố Tuyên Quang

Đây là xe của anh Vũ Hữu Lợi 1 đại gia người Tuyên quang, bức ảnh chụp trên Thành phố Tuyên quang ở ngã 8. Đây cũng là em lamboghini mui trần đầu tiên ở Việt Nam

Em khoái ảnh em này mở mui trên đường phố, ngắm đẹp là chính thôi, chứ không quan trọng giá hay quả biển NG cuả nó Ảnh chụp ở ngã 8 Tuyên quang
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2048x1536.This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2048x1536.This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2048x1536.This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2048x1536.


Thêm em porche cayenne hạng sang biển Tuyên quang xe sang thương hiệu nổi tiếng nhưng biển không đẹp lắm..... Bộ ảnh full về xe này sẽ được cập nhập sau



 

Ảnh otofun

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Phong cách lãnh đạo

Bài tham khảo
+1 chương trong sách Tinh hoa quản lý
+Các bài viết sau:
Các phong cách lãnh đạo - Charismatic Leader
http://saga.vn/Kynangquanly/Lanhdao/LanhdaovsQuanly/512.saga
Các phong cách lãnh đạo
Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Những phong cách lãnh đạo thường được nhắc đến là: (ở đây xin giữ nguyên văn từ tiếng Anh do tiếng Việt chưa có khái niệm tương ứng)
  • Charismatic Leadership
  • Participative Leadership
  • Situational Leadership
  • Transactional Leadership
  • Transformational Leadership
  • Transformational Leadership
  • The Quiet Leader
Ngoài các phong cách được phân loại ở trên, nhiều nhà khoa học cũng tự nghiên cứu những phong cách lãnh đạo/quản lý riêng, chẳng hạn:
  • Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu của Blake và Mouton về sự cân đối nhiệm vụ của từng người.
  • Phong cách lãnh đạo của Lewin: Ba phong cách cơ bản.
  • Phong cách lãnh đạo của Likert: từ chuyên quyền đến chia sẻ và cùng tham gia.
  • Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ "Ngài Trí thông minh của Cảm xúc" Daniel Goleman và các bạn.
Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu từng phong cách lãnh đạo và những nghiên cứu liên quan đến phong cách đó. Trước tiên chúng tôi giới thiệu về Charismatic Leadership.
Charismatic Leadership
Các giả định
  • Sự thu hút/uy tín cá nhân và phong cách đặc trưng của một người cao quý là những cái đủ để thu hút những người đi theo.
  • Tự tin là yêu cầu căn bản của người lãnh đạo.
  • Con người sẽ nghe và đi theo người mà bản thân họ khâm phục.
Phong cách
Người lãnh đạo Charismatic là người thu hút được những người đi theo bởi những đặc điểm, uy tín và sự thu hút của cá nhân người đó chứ không dựa vào các dạng quyền lực bên ngoài.
Tập trung sự quan tâm
Khi nhìn một người lãnh đạo charismatic đi trong phòng họp, gặp từ người này đến người khác ta sẽ thấy rất thú vị. Con người này khi gặp từng người để nói chuyện sẽ dành hầu hết sự quan tâm đến chính người đang nói với mình. Chính điều này làm cho người nói chuyện cùng cảm thấy mình, trong thời điểm đó, là người có vai trò quan trọng nhất thế giới.
Người lãnh đạo charismatic dành rất nhiều sự quan tâm và chú ý của mình để theo dõi và "đọc" môi trường xung quanh mình. Họ có khả năng rất tốt trong việc ghi nhận được tình cảm và mối quan tâm/lo lắng của mỗi cá nhân cũng như cả đám đông. Nắm được điều đó, những người lãnh đạo này sẽ điều chỉnh hành động và ngôn ngữ cho phù hợp.
Người lãnh đạo phong cách charismatic sử dụng nhiều phương thức khác nhau để điều chỉnh hình ảnh cá nhân mình. Nếu bản thân họ không có những đặc tính charismatic một cách tự nhiên, họ có thể luyện tập cần mẫn để có được những kĩ năng của một nhà lãnh đạo như thế. Họ có thể gây dựng niềm tin thông qua những ấn tượng mang lại từ sự hy sinh lợi ích bản thân và chấp nhận rủi ro cá nhân với niềm tin của mình. Những người lãnh đạo này thể hiện với người đi theo mình sự tự tin gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó họ cũng là những người có tài trong khả năng thuyết phục, sử dụng rất hiệu quả các loại ngôn ngữ bao gồm cả ngôn từ và phi ngôn từ...
Trong quá trình tiếp xúc, phong thái và uy tín của người lãnh tụ là nền để người lãnh đạo đó diễn tác phẩm của mình và tạo ra ấn tượng mà họ mong muốn trong tư duy của "khán giả". Họ thường có khả năng sử dụng rất hiệu quả các kỹ năng kể chuyện, sử dụng các phương pháp hình tượng, ẩn dụ và so sánh.
Nhiều chính trị gia sử dụng phong cách lãnh đạo này vì họ cần phải tạo cho mình lượng người ủng hộ lớn. Có một cách hiệu quả để tăng những phẩm chất lãnh đạo theo phong cách này của cá nhân là nghiên cứu và học tập những băng video về các bài thuyết trình, phương pháp giao tiếp, ứng xử với người khác của những người lãnh đạo nổi tiếng trong phong cách này. Những người lãnh đạo một tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một ví dụ điển hình cho người lãnh đạo phong cách charisma.
Lãnh đạo nhóm
Người lãnh đạo theo phong cách charisma khi tiến hành xây dựng nhóm làm việc của mình, dù là nhóm chính trị, tôn giáo hay thuần túy kinh doanh, cũng thường có xu thế tập trung làm cho nhóm của mình rõ ràng, đặc trưng và khác biệt so với các nhóm khác. Tiếp đó những người lãnh đạo này sẽ xây dựng trong tư duy của những người đi theo mình hình tượng về một nhóm vượt trội hơn bất kỳ nhóm nào khác. Vị lãnh đạo cũng sẽ gắn chặt những đặc tính của nhóm với bản thân mình, do đó để tham gia vào nhóm này, người có nhu cầu tham gia sẽ trở thành một người đi theo người lãnh đạo đó.
Các góc nhìn khác
Những mô tả trên xoay quanh phân tích người có "sức hút của một lãnh đạo". Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích về người lãnh đạo này trên cái nhìn rộng hơn. Chẳng hạn Conger & Kanungo (1998) đã chỉ ra năm đặc điểm hành vi của một người lãnh đạo charismatic:
  • Có tầm nhìn xa và chi tiết, rõ ràng từng bước;
  • Nhạy cảm với điều kiện môi trường;
  • Nhạy cảm với những nhu cầu của các thành viên;
  • Dám nhận rủi ro cá nhân;
  • Thực hiện những hành vi không theo thói quen cũ
Musser (1987) cho rằng người lãnh đạo charismatic là người truyền đạt được đồng thuận chung, mục tiêu lý tưởng và lòng nhiệt tình cá nhân. Những động lực cơ bản cũng như những nhu cầu của chính người lãnh đạo sẽ quyết định mục tiêu chính của của nhóm.
Thảo luận
Người lãnh đạo theo phong cách Charismatic có một số đặc điểm giống với người lãnh đạo theo phong cách Transformational mà ta sẽ nghiên cứu trong những bài tiếp theo - một người lãnh đạo theo phong cách Transformational có thể có đủ các đặc trưng của của một lãnh đạo Charismatic. Điểm khác biệt giữa họ là người lãnh đạo theo phong cách Transformational có mối quan tâm cơ bản là việc biến đổi (transform) tổ chức của mình, và trong nhiều trường hợp là biến đổi cả chính những người đi theo mình; trong khi đó người lãnh đạo theo phong cách Charismatic lại không muốn thay đổi gì.
Ngoài những mối quan tâm về uy tín, danh tiếng và những điều hiện hữu khác mà ta có thể nhận thấy bên ngoài, người lãnh đạo theo phong cách Charismatic thường quan tâm nhiều đến chính bản thân mình hơn là đến người khác. Một ví dụ diển hình cho điều này là cảm giác ở trong một bầu không khí "ấm áp và thoải mái" khi nói chuyện với họ, khi đó bạn cảm thấy họ là những người có sức thuyết phục cao. Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, khi họ hướng sự quan tâm và đồng thời cả những cảm giác choáng ngợp đó đến người khác, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi họ đã nói gì với mình (hay thâm chí là liệu họ có nói về cái gì đó có ý nghĩa hay không).
Giá trị mà những nhà lãnh đạo theo phong cách Charismatic tạo ra có tác động rất lớn. Nếu như họ thể hiện được sự quan tâm đầy đủ với tất cả mọi người, họ có thể làm hứng khởi và thay đổi toàn bộ doanh nghiệp. Ngược lại nếu họ ích kỷ, "gian xảo" thì họ có thể mang lại những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp (hay những người đi theo họ).
Những người này thường rất tự tin vào bản thân, do đó họ cũng dễ có cảm giác mình không bao giờ sai. Điều này có thể đưa toàn bộ những người đang đi theo họ đến "vực thẳm" ngay cả khi đã được cảnh báo trước. Ở mức độ cao hơn, sự tự tin quá mức có thể làm dẫn đến tình trạng bệnh lý tâm thần mà người ta quá tôn sùng bản thân, dẫn đến yêu cầu sự thán phục, tồn sùng từ những người đi theo mình, kết quả làm chính những người ủng hộ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của họ.
Một đặc điểm khác là họ thường sẽ không khoan dung với những người cạnh tranh với mình và chính đặc điểm không thể thay thế này làm cho không có người kế tục họ khi họ ra đi.
Kỳ sau: Lãnh đạo theo phong cách Participative
Các phong cách lãnh đạo - Participative Leader
http://saga.vn/Kynangquanly/Lanhdao/LanhdaovsQuanly/538.saga
Participative Leadership
(Phong cách lãnh đạo hợp tác)
Các giả định
  • Việc cùng tham gia vào quá trình ra quyết định giúp cho những người sẽ phải đưa ra quyết định nắm bắt tốt hơn vấn đề cần giải quyết.
  • Con người thường sẽ tích cực tham gia vào những việc mà trước đó bản hân họ có tham gia, ở mức độ nhất định, vào quá trình ra quyết định.
  • Con người sẽ ít tranh đua và hỗ trợ nhau tốt hơn nếu họ cùng làm vì mục đích chung.
  • Khi nhiều người cùng nhau ra quyết định, sự cam kết của mỗi người vào người khác sẽ cao hơn và do đó cam kết chung vào công việc sẽ cao hơn.
  • Một quyết định do nhiều người cùng đưa ra sẽ tốt hơn do một người thực hiện.
Phong cách
Người lãnh đạo theo phong cách Participative thường không chuyên quyền tự mình ra quyết định. Trái lại, con người này thường có xu hướng đưa thêm người khác vào quá trình ra quyết định, bao gồm cả người dưới quyền, đồng nghiệp, những người giỏi hơn và những người có liên quan khác. Tuy nhiên, do việc trao truyền hoặc từ chối cho một người cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định thường là ý định "chợt nảy ra" của người quản lý nên hầu hết các hoạt động tham gia ra quyết định kể trên thường được thực hiện với một nhóm mang tính tức thời. Câu hỏi về khả năng tham gia và tác động đến quyết định mà mỗi người trong nhóm này được cho phép hoàn toàn tùy thuộc vào các cơ sở tham chiếu và niềm tin của người quản lý, sẽ có nhiều mức độ tham gia khác nhau, mô tả như trong bảng dưới
← Không có tham gia
Mức độ tham gia cao→
Quyết định hoàn toàn do người lãnh đạo đưa ra
Người lãnh đạo đề xuất phương án, lắng nghe phản hồi để có quyết định cuối cùng
Cả nhóm đề xuất phương án, người lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng
Người lãnh đạo hợp tác công bằng với các thành viên khác cùng ra quyết định
Người lãnh đạo giao toàn bộ trách nhiệm ra quyết định cho nhóm





Ngoài năm khoảng cơ bản này, có rất nhiều mức độ biến thể khác, chẳng hạn mức độ khi người lãnh đạo truyền đạt lại ý tưởng và yêu cầu với nhóm sẽ tham gia làm. Một dạng khác cũng được áp dụng trong phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo sẽ mô tả mục tiêu/đối tượng của công việc là gì và để cả nhóm cũng như mỗi cá nhân quyết định làm như thế nào và cách thức tiến hành triển khai phù hợp - phương pháp này còn được gọi là "Quản trị theo Mục tiêu".
Mức độ tham gia của nhóm vào công việc còn phụ thuộc vào loại quyết định cần được đưa ra. Những quyết định về cách thức để đạt mục tiêu có thể cần nhiều đến quá trình hợp tác, thảo luận ra quyết định, trong khi quyết định về những việc liên quan đến đánh giá công việc của người cấp dưới thường phải do chính người lãnh đạo thực hiện.
Thảo luận
Ngoài những lợi ích mô tả ở phần giả định, việc lãnh đạo theo xu hướng để mọi người cùng tham gia còn mang lại nhiều lợi ích khác. Cách tiếp cận theo phương thức này trong phong cách lãnh đạo còn được gọi là phương thức cố vấn (consultation), trao quyền (Empowerment), hợp tác ra quyết định (Joint decision-making), Quản trị theo mục tiêu (Management by Objective - MBO) và chia sẻ quyền lực (power-sharing).
Ở mặt tiêu cực, phương pháp này thâm chí có thể làm cho người ta cảm thấy có mày sắc giả tạo nếu người lãnh đạo có hỏi ý kiến của các thành viên nhóm nhưng sau đó bỏ qua và không sử dụng. Điều này có thể tạo ra những ấn tượng và cảm giác không tốt trong người lao động.
Các phong cách lãnh đạo - Trường phái Chuyển giao
http://saga.vn/Kynangquanly/Lanhdao/LanhdaovsQuanly/1763.saga
Trường phái lãnh đạo Chuyển giao được xây dựng dựa trên bốn giả định cơ bản:
  • Động lực của con người là thưởng và phạt.
  • Hệ thống quan hệ xã hội làm việc hiệu quả nhất khi các mệnh lệnh được đưa ra thành chuỗi rõ ràng.
  • Khi một người chấp nhận một công việc thì cũng có nghĩa là họ chấp nhận trao quyền điều khiển hoàn toàn cho người quản lý.
  • Công việc chính của những người cấp dưới là làm theo những gì người quản lý của họ yêu cầu..
Cách thức làm việc của người lãnh đạo phong cách Chuyển giao là họ xây dựng lên một khung rõ ràng những việc mà người cấp dưới được yêu cầu phải thực thi và những phần thưởng tương ứng khi làm tốt công việc đó. Những hình phạt thường không được mô tả chi tiết nhưng những người tham gia trong hệ thống lãnh đạo này đều hiểu rất rõ và chấp nhận sự tồn tại của một hệ thống các hình phạt quy chuẩn.

Hình thái đầu tiên của dạng thức lãnh đạo chuyển giao thể hiện qua thương lượng hợp đồng lao động trong đó người cấp dưới sẽ nhận được lương và các lợi ích khác, và công ty (cụ thể là người quản lý của người cấp dưới) có quyền chỉ huy với người đó.

Khi người lãnh đạo trường phái chuyển giao phân công việc cho cấp dưới của mình, họ sẽ coi như người được giao sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với công việc và không quan tâm người được giao có đủ các nguồn lực và năng lực cần thiết để triển khai công việc đó hay không. Khi có sai sót xảy ra, người cấp dưới sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân với toàn bộ sai sót và chịu hình phạt tương ứng - giống như cách họ được thưởng khi làm tốt.

Áp dụng trong thực tế
Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã khẳng định phương pháp lãnh đạo này có nhiều hạn chế, thực tế vẫn cho thấy đây là phương pháp được những nhà quản lý sử dụng nhiều nhất. Nhìn trên góc độ so sánh Lãnh đạo - Quản lý thì phương pháp này nghiêng nhiều về phía quản lý hơn.

Giới hạn cơ bản của phương thức lãnh đạo này là giả định "con người hợp lý" - giả định về người có thể được khuyến khích chủ yếu bằng tiền và các hình thức thưởng cơ bản, từ đó hành động của người đó cũng có thể dự đoán được. Cơ sở tâm lý được sử dụng ở đây là hệ thống Lý thuyết hành vi, bao gồm cả Thuyết Điều kiện Cổ điển của Pavlov và Thuyết Điều kiện Hiệu lực của Skinner. Những học thuyết này dựa rất nhiều trên những thí nghiệm thực tế điều khiển (thường với động vật) và bỏ qua các yếu tố cảm xúc phức tạp và các giá trị xã hội.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy có đầy đủ các cơ sở tin cậy cho sự tồn tại của hướng tiếp cận theo trường phái Chuyển giao dựa trên Lý thuyết hành vi. Điều này càng được khẳng định bởi dạng thức cung-và-cầu của hầu hết người lao động, và tác động của hiệu ứng nhu cầu tăng dần trong lý thuyết bậc thang của Maslow. Tuy nhiên khi nhu cầu về lao động vượt quá lượng cung thì trường phái lãnh đạo Chuyển giao thường không còn thích hợp và cần đến những phương thức lãnh đạo khác hiệu quả hơn.

Tương ứng với trường phái lãnh đạo này, các nhà nghiên cứu tâm lý nhận thấy sự hình thành một mối quan hệ đặc biệt, được chuyển thành lý thuyết với tên gọi "Lý thuyết Trao đổi Lãnh đạo-Thành viên"

Lý thuyết Trao đổi Lãnh đạo-Thành viên (LMX - Leader-Member Exchange Theory, còn có tên là Vertical Dyad Linkage Theory - Lý thuyết Liên hệ Sóng đôi Chiều dọc) mô tả cách thức người lãnh đạo trong nhóm duy trì vị trí của mình bằng các thỏa thuận trao đổi ngầm với các thành viên trong nhóm.

Thành viên "trong nhóm" và "ngoài nhóm"
Một đặc trưng chung của những người lãnh đạo theo trường phái trao đổi là họ thường xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ đặc biệt với một nhóm nội bộ (inner cycle) bên trong chính nhóm mình lãnh đạo, nhóm nội bộ thường bao gồm những người trợ lý hoặc cố vấn của họ. Với những người này họ trao cho nhiều trách nhiệm, quyền ảnh hưởng trong các quyết định và khả năng sử dụng những nguồn lực nhất định. Ngược lại những người này được chờ đợi sẽ cam kết trung thành tuyệt đối với người lãnh đạo của mình.
Cách thức này rõ ràng sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho công việc của người lãnh đạo. Họ phải khuyến khích, nuôi dưỡng mối liên hệ bên trong này đồng thời vẫn phải cân bằng để không trao quá nhiều quyền cho những người "bên trong" của mình để họ có thể vượt quá vị trí giới hạn của họ.

Quá trình LMX
Những mối quan hệ mô tả ở trên sẽ được hình thành rất nhanh theo ba bước ngay khi một người tham gia vào nhóm "bên trong" của người lãnh đạo.

1. Nhận vai trò
Thành viên gia nhập nhóm và người lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của thành viên mới. Trên cơ sở này, người lãnh đạo sẽ đề xuất dành cho họ những cơ hội để chứng tỏ năng lực.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong bước này là quá trình mà mỗi bên sẽ tìm hiểu cách mà bên còn lại muốn được người khác đối xử.

2. Thiết lập vai trò
Trong bước thứ hai, người lãnh đạo và thành viên nhóm do mình lãnh đạo sẽ tham gia vào một quá trình đàm phán không chính thức và cũng không có cơ cấu cụ thể, trong đó họ xác định lên một vai trò cho người thành viên và những lời hứa/cam kết ngầm về lợi ích và quyền lực để đánh đổi cho dự tận câm và lòng trung thành.

Xây dựng niềm tin là một công đoạn rất quan trọng trong bước này, mọi biểu hiện gây cảm giác không hết mình, phản bội,đặc biệt là cảm giác của chính người lãnh đạo, sẽ làm cho thành viên bị lọai ra và xếp vào loại "ngoài nhóm".

Quá trình thương lượng nói trên bao gồm cả những yếu tố quan hệ và những yếu tố thuần túy trên góc độ công việc, và thông thường thì thành viên nào có nhiều điểm tương đồng với với người lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Điều này có thể giải thích tại sao những mối quan hệ khác giới thường ít thành công hơn những mối quan hệ đồng giới (một phần do những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau ở bước một. Những ảnh hưởng tương tự cũng xuất hiện khi có sự khác biệt về văn hóa, sắc tộc.

3. Hình thành thói quen
Trong bước này, dạng thức trao đổi liên tục trên góc độ quan hệ xã hội dần hình thành giữa người lãnh đạo và thành viên được thiết lập

Nhân tố thành công
Như đã giải thích, những thành viên thành công qua ba bước trên thường là những người có nhiều điểm tương đồng với người lãnh đạo (điều này cũng có thể giải thích một phần vì sao ở các công ty nước ngoài hầu hết người lãnh đạo cấp cao đều là nam giới, da trăng, thuộc tầng lớp trung lưu và ở độ tuổi trung tầm). Họ làm việc chăm chỉ và luôn cố gắng duy trì niềm tin và sự kính trọng.
Để có thể thực hiện tốt những điều này, họ thường phải nhạy cảm, kiên nhẫn, hợp lý trong tư duy, có khả năng đồng cảm, và giỏi nắm bắt cách nhìn nhận của người khác (đặc biệt là người lãnh đạo). Hiếu chiến, thích chế nhạo và ích kỷ là những biểu hiện dễ dẫn đến bị loại ra nhất.

Mức độ gắn kết trong các mối quan hệ LMX biến đổi theo một số yếu tố. Kỳ lạ là mối quan hệ này thường tốt hơn khi mức độ thách thức của công việc hoặc quá thấp hoặc quá cao. Quy mô của nhóm nội bộ này, nguồn lực tài chính sẵn có và khối lượng công việc chung cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gắn kết.

Hướng về phía trước và Hướng lên trên
Nguyên lý đang bàn đến ở trên cũng có tính tăng bậc. Người lãnh đạo của nhóm cũng có thể tìm kiếm quyền lực bổ sung của mình thông qua việc tham gia vào một "nhóm bên trong" của các nhà lãnh đạo và từ đó có thể chia sẻ xuống nhóm "bên trong" ở nhóm quản lý của mình.

Những lý thuyết này có ý nghĩa gì?

Áp dụng
Khi gia nhập một nhóm làm việc, ta cần nỗ lực để tham gia vào được "nhóm bên trong" của nó. Cố gắng làm nhiều hơn mức độ công việc được giao, thể hiện sự trung thành của mình và quan sát cách thức nhìn nhận và đánh giá của người lãnh đạo. Tỏ ra hợp lý, có tinh thần đóng góp trong quá trình thương lượng và nắm lấy cơ hội một cách thận trọng.

Nếu bạn là một người lãnh đạo, hãy lựa chọn người vào nhóm nội bộ của mình một cách cẩn trọng. Dành cho họ những phần thưởng xứng đáng cho sự chăm chỉ và lòng trung thành, đồng thời cẩn thận trong việc duy trì tinh thần cam kết làm việc của những người khác.

Tự vệ
Nếu bạn chỉ muốn là một thành viên bình thường trong nhóm làm việc, hãy cẩn trọng khi thực hiện công việc của mình. Trong nhóm sẽ có những người có nhiều quyền lực hơn bạn. Nếu bạn là người lãnh đạo và muốn duy trì vai trò công bằng cho mọi thành viên thì cần lưu ý trước những người có thói quen xu nịnh.

Các bài cùng chủ đề:
Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Phạm Mạnh Hà
Tâm lý học

05:22' AM - Thứ năm, 23/03/2006
Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính đến nhu cầu, nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh.
Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý, trong đó nổi bật là phong cách lãnh đạo, đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học. Khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:
Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.
Nhìn chung, những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy, chúng ta có thể đính nghĩa như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Để hiểu rõ hơn, chúng ta lần lượt nghiên cứu các kiểu phong cách lãnh đạo qua những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây và phương Đông.
Trong những công trình của các tác giả phương Tây, thường nêu lên hai kiểu quản lý (phong cách lãnh đạo) cơ bản. Đó là kiểu quản lý dân chủ và kiếu quản lý mệnh lệnh.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
K. Lêvin, nhà tâm lý học người Mỹ, là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các phong cách quản lý. Theo ông, ngoài 2 phong cách quản lý trên còn có một kiểu thứ 3. Đó là kiểu quản lý hình thức (hay phong cách quản lý tự do). Theo kiểu này, người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác ở văn phòng. Chỉ làm việc trực tiếp với người bị quản lý hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Sau này, bằng những kết quả nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo trong các tập thể, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: ở mỗi phong cách lãnh đạo (dân chủ, độc đoán, tự do) đều có những điểm mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Nói điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lý đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình trong các tình huống quản lý cụ thể. Điều này đã được khẳng định qua các công trình nghiên cứu. Người ta thấy rằng, kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán sẽ đạt hiệu quả khi nhà quản lý cần đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Sẽ là không tưởng nếu vị chỉ huy trong một trận đánh khí ra quyết đính tấn công hay rút lui lại phải họp toàn thể quân lính để hỏi ý kiến. Hay người quản lý một tập thể các nhà khoa học có thể sử dụng phong cách lãnh đạo tự do để khuyến khích các nhà khoa học đó được tự do trong việc triển khai các công trình nghiên cứu, thí nghiệm...
Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo - quản lý, Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo quản lý trong 3 thập kỷ (1930 - 1960). Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới đối với việc hiểu biết các hành vi lãnh đạo. Theo Likeđ có 4 kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý:
Thứ nhất, phong cách quản lý "quyết đoán - áp chế”. Ở phong cách này các nhà quản lý chuyên quyền cao độ ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ta bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất.
Thứ hai, phong cách lãnh đạo quyết đoán - nhân từ, các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt, cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và cho phép phần nào sự giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.
Thứ ba, phong cách quản lý tham vấn: Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược của Công ty. Các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo những ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới.
Thứ tư, phong cách quản lý "tham gia - theo 'nhóm". Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng, ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Quá trình thông tin quản lý được thực hiện thông suốt theo cả 3 chiều: lên trên, xuống dưới và với những người cùng cấp. Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ. Mặt khác, các nhà quản lý có phong cách này thường coi họ và cấp dưới như là một nhóm.
Trong 4 kiểu phong cách nói trên, qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà quản lý áp dụng phong cách quản lý theo kiều "tham gia theo nhóm" vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo.
Một tác giả khác, F.E. Fiedler (nhà tâm lý học Mỹ), có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo. Theo F.E. Fiedler, khì việc trở thành các nhà lãnh đạo không chỉ vì các thuộc tính nhân cách của họ mà còn là vì các yếu tố tình huống khác và sự tác động tương hỗ giữa những người lãnh đạo và tình huống. Theo quan điểm của mình, ông đưa ra hai phong cách lãnh đạo chính. Phong cách lãnh đạo thứ nhất chủ yếu hướng vào nhiệm vụ, người lãnh đạo sẽ thoả mãn khi nhìn thấy nhiệm vụ được thực hiện. Phong cách còn lại chủ yếu hướng vào việc đạt được những mối quan hệ tết giữa các cá nhân nhằm thu được một địa vị cá nhân nổi bật.
Việc điểm qua một số nghiên cứu của các nhà tâm lý học phương Tây về phong cách lãnh đạo cho thấy, không có một phong cách lãnh đạo tuyệt đối nào có hiệu quả hoặc bất cứ một tình huống quản lý cụ thể nào. Một phong cách lãnh đạo tốt nhất chỉ có được khi nhà quản lý biết vận dụng một cách mềm dẻo (theo A.L. Svenciskif và A.G. Kôvaliốp - 2 nhà tâm lý học Liên Xô) có nghĩa người quản lý phải biết vận dụng các ưu thế của từng kiểu phong cách quản lý tuỳ theo đặc trưng của hoàn cảnh, biết sửa đổi lề lối của mình theo sự phát triển của tập thể, và mục đích quản lý hướng vào con người, vào các mối quan hệ người - người và mang tính nhân bản.
Bên cạnh những phong cách lãnh đạo đã và đang được áp dụng ở các tước phương Tây, thì trong công trình nghíên cứu của GS. Hiroshi Mannari đã lựa ra một kiểu phong cách quản lý phù hợp với nền văn hoá phương Đông, mà đặc trưng của phong cách này là phong cách quản lý của các nhà quản trị kinh doanh Nhật Bản đang áp dụng.
Phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các công ty ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Khổng giáo và các yếu tố thuộc truyền thống dân tộc. Do vậy, đặc điểm nổi bật nhất của nó khác với phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo phương Tây là việc xây dựng và duy trì những mối quan hệ tết đẹp, hài hoà giữa những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau. Chức năng hàng đầu của người quản lý doanh nghiệp là phải tạo điều kiện và giúp đỡ các nhóm, ca kíp, các tổ, đội sản xuất hoàn thành tết nhiệm vụ của mình, thể hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, bằng cách loại trừ các xung đột, phát huy ý thức đoàn kết, thống nhất. Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, vai trò và vị trí của nhóm được đặc biệt coi trọng. Tiếp tục truyền thống ấy, người đứng đầu mỗi nhóm phải tạo đựng cho được một bầu không khí thuận lợi để đạt được mục tiêu mà cả nhóm đã xác định. Như vậy, người lãnh đạo nhóm phải làm sao giữ được sự "cân bằng", tạo ra cảm giác trong những người dưới quyền rằng, giữa họ không có sự khác biệt nhau là mấy.
Người lãnh đạo, người quản lý chỉ thực sự được đánh giá là có tài năng, có bản lĩnh khì người đó thiết lập và duy trì được quan hệ tốt đẹp giữa người này với người khác trong nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác trong doanh nghiệp.
Phong cách quản lý Nhật Bản được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh đạo luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hoà, sự thiện cảm và đồng cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung. Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật. Khen thưởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất lao động cao, mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lực của họ như thế nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ thị cấp trên. Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất công truy tìm, điều tra người phạm lỗi (điều này khác hẳn so với phương pháp quản lý theo phương Tây). Điều quan trọng của việc thực hiện các biện pháp kỷ luật của người lãnh đạo với người dưới quyền không phải là tìm cho ra thủ phạm rồi thi hành kỷ luật bằng phạt tiền, đuổi việc mà là tìm ra và làm rõ cho mọi người hiểu rõ nguyên nhân sai lầm để rút ra kinh nghiệm. Khi phê bình, người lãnh đạo Nhật Bản không bao giờ làm cho người mắc khuyết điểm bị mất thể diện, phải lúng túng trước tập thể, trước :tổ đội sản xuất... Họ thường trao đổi riêng với người phạm sai lầm theo tình thần hai bên cùng chịu trách nhiệm, cùng nhau tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, những hậu quả nào đó. Vì vậy mà người mắc lỗi sẽ không phải mặc cảm về mình như là "đồ bỏ đi", "vô dụng" chừng nào người đó còn cố gắng vươn lên.
Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên.
Theo đề xuất của chúng tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam.
Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam.

Phong cách lãnh đạo
Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn…như trước kia. Vì vậy, bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo phụ thuộc nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như môi trường hoạt động. Điều quan trọng trong phong cách của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với những chuẩn mực của xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên có, mà phải được đào tạo một cách bài bản.
Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể người lao động trong tổ chức của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.

Phong cách lãnh đạo độc đoán và dân chủ
Rensis Likert – nhà tâm lý học người Mĩ đã đưa ra 2 kiểu phong cách lãnh đạo là: Phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo dân chủ, qua việc nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo trong vòng 3 thập kỷ (1930 – 1960). . Phong cách lãnh đạo độc đoán gồm có Phong cách lãnh đạo "độc đoán - áp chế”, Phong cách lãnh đạo“độc đoán - nhân từ”, và phong cách lãnh đạo dân chủ gồm có: Phong cách lãnh đạo tham vấn, Phong cách lãnh đạo tham gia - theo nhóm. Trong đó kiểu tham gia theo nhóm là phong cách lãnh đạo được áp dụng rộng rãi và thu được thành công lớn nhất.

STT Kiểu phong cách lãnh đạo Giải thích
1 "Độc đoán - áp chế” Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên bằng đe doạ. Quá trình quản lý thông tin tiến hành từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định.
2 “Độc đoán - nhân từ” Các nhà lãnh đạo có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt. Họ có tiếp thu ý kiến từ cấp dưới, và có giao quyền, có cho phép cấp dưới ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.
3 Tham vấn Các nhà lãnh đạo tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới. Họ lắng nghe ý kiến từ nhân viên, nhưng chỉ để tham khảo. Quá trình quản lý thông tin được thực hiện từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược của công ty.
4 Tham gia - theo nhóm Các nhà lãnh đạo tin tưởng và hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng, ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Họ khuyến khích cấp dưới đưa những quyết định trong tình huống khó khăn khi họ vắng mặt, coi mình và cấp dưới là những người “cùng hội cùng thuyền”. Quá trình quản lý thông tin được thực hiện theo suốt ba chiều: lên trên, xuống dưới và với những người cùng cấp.


Phong cách lãnh đạo tự quyết, hiệp thương và tập thể
Nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu khoa học hành vi nổi tiếng Victor H. Room (Canada)đã chia phong cách lãnh đạo thành 3 kiểu: kiểu lãnh đạo tự quyết, hiệp thương và tập thể, dựa trên mức độ tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định. Theo ông, người lãnh đạo có thể thông qua việc thay đổi mức đổi tham gia ra quyết định của nhân viên để thể hiện phong cách lãnh đạo của mình.

STT Kiểu phong cách lãnh đạo Giải thích
1 Tự quyết định - Nhà lãnh đạo sử dụng tư liệu mà mình có được, tự mình giải quyết vấn đề, ra quyết định quản lý
- Nhà lãnh đạo yêu cầu cấp dưới cung cấp tư liệu cần thiết, sau đó tự quyết định phương pháp giải quyết. Khi yêu cầu cấp dưới cung cấp tư liệu, có thể giải thích tình hình hoặc không giải thích. Trong quá trình ra quyết định, cấp dưới chỉ cung cấp cho người lãnh đạo những tư liệu cần thiết, không đề ra phương án giải quyết.
2 Hiệp thương - Dùng phương thức tiếp xúc cá biệt để nhân viên cấp dưới có liên quan hiểu rõ vấn đề, lắng nghe ý kiến và đề nghị của họ. Hoặc làm cho tập thể cấp dưới hiểu rõ vấn đề, lắng nghe ý kiến và đề nghị của tập thể. Sau đó người lãnh đạo ra quyết định. Nội dung ra quyết định có thể có hoặc không có ý kiến của cấp dưới
3 Tập thể Làm cho tập thể cấp dưới hiểu rõ vấn đề và cùng với người lãnh đạo đề ra phương án, bàn bạc và lựa chọn, cố gắng đạt được sự nhất trí trong việc lựa chọn quyết sách. Trong quá trình thảo luận, người lãnh đạo chỉ giữ vai trò của nhà tổ chức, không dùng tư tưởng của mình để tác động đến quần thể và vui lòng tiếp nhận, thực hiện bất kỳ phương án nào được tập thể ủng hộ.


Phong cách lãnh đạo coi trọng tính cân bằng và tinh thần đoàn kết
Coi trọng tính cân bằng giữa nhà lãnh đạo với nhân viên và tinh thần đoàn kết giữa các nhóm nhân viên với nhau chính là phong cách lãnh đạo được các nhà quản trị kinh doanh Nhật Bản áp dụng phổ biến. Đây là kiểu phong cách lãnh đạo do nhà nghiên cứu Nhật Bản Hiroshi Mannari đưa ra.
Vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo là giữ cân bằng trong nhóm và giữa các nhóm với nhau, loại bỏ xung đột, và phát huy tinh thần đoàn kết trong tổ chức. Họ khuyến khích tất cả mọi người đóng góp trí tuệ, sức lực vào công việc chung, khen thưởng cho cả người sáng tạo đạt năng suất cao và cả người làm việc chăm chỉ dù năng lực như thế nào.

Nên chọn phong cách lãnh đạo nào?
Một phong cách lãnh đạo tốt nhất chỉ có được khi nhà lãnh đạo biết vận dụng một cách mềm dẻo. Điều này có nghĩa là, nhà lãnh đạo biết vận dụng các ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể, phải biết xây dựng và phát triển phong cách của mình phù hợp với tổ chức và xã hội.
Không có một phong cách lãnh đạo nào có hiệu quả tuyệt đối, nên khi lựa chọn một phong cách lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải nhạy cảm với những nhân tố ảnh hưởng tới hành động của mình trong một thời điểm nào đó, phải hiều về khả năng của mình, về mỗi cá nhân mà mình lãnh đạo, về môi trường tổ chức và xã hội trong thời điểm đó. Phải biết dựa vào sự nhạy cảm trên, để đưa ra cách lãnh đạo phù hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo, cũng phải tính tới những đặc điểm văn hoá, dân tộc, đạo đức của đất nước.

Điểm nhấn đầu tư

Đầu tư trong và ngoài nước là một trong những vấn đề then chốt và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nó không chỉ là chỉ số đánh giá năng lực hội nhập và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là động lực phát triển quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao,…


Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Nhà nước có không ít những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như: hoàn thiện hệ thống pháp lý, quản lý thị trường, mở rộng quy mô thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan..., giúp các doanh nghiệp trong nước có thế thu hút vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh với nước ngoài.

Tuy nhiên, các biện pháp này của Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp liên tục thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trong khi một số lại không thể. Vấn đề then chốt là doanh nghiệp phải tự vận động, nỗ lực trong việc thể hiện mình chính là đối tượng mà nhà đầu tư đang tìm kiếm.

Song song với những vấn đề đó, trong năm 2011, hoạt động đầu tư ra ngước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, hứa hẹn nhiều điểm khởi sắc. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó cũng ẩn chứa mối lo trước một “làn sóng” đầu tư nước ngoài ồ ạt như hiện nay.

Nhằm đưa ra giải pháp và dự đoán về điểm nhấn đầu tư trong và ngoài nước năm 2012, Công ty IDT, Dự án MoneyRain tổ chức hội thảo với chủ đề “Điểm nhấn đầu tư”.

Nội dung chương trình:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài về Việt Nam.
- Đầu tư ra nước ngoài – Những vấn đề cơ bản.
- Tọa đàm giải đáp thắc mắc từ khách tham dự về các vấn đề liên quan.

Địa điểm: Hội trường tầng 2, Crowne Plaza, 36 Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội.

Thời gian: 18h00 - 21h00, ngày 06/01/2012.

Thông tin liên hệ:
Dự án Money Rain

Ms Trang: 0977381261
Địa chỉ: P409 Tòa nhà 17T9-Khu ĐTM Trung Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 22606235 - Fax: 04 22606235
Email: moneyrain@idt.vn
Website: http://moneyrain.com.vn/

Thông tin diễn giả:

Ông Bobby Liu – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam.

Ông Christopher Van Loon (Chris) – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản New Peak.


Ông Phạm Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty IDT International JSC, Giám đốc tài chính, sáng lập viên tập đoàn Masan.

Gặp lại những CEO làm thuê số 1

Đó là một Thân Trọng Phúc, người có công lớn đưa nhà máy trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel vào Việt Nam. Đó là một Phạm Phú Ngọc Trai có gần 20 năm lèo lái PepsiCo tại Việt Nam và Đông Dương. Đó là một Vũ Minh Trí từng góp phần không nhỏ đưa thương hiệu Yahoo! vào Việt Nam. Dù đã rời khỏi những thương hiệu toàn cầu Intel, PepsiCo, Yahoo! và có vài năm gắn bó với những công ty mới, song tên tuổi của họ vẫn khó “thoát” ra khỏi những thương hiệu này. Phải chăng, Intel, PepsiCo, Yahoo! đã là những cái đỉnh trong sự nghiệp của các ông Phúc, Trai và Trí?

Không để quá khứ vướng bận tương lai


Dù đã đầu quân về DFJV được 2 năm nhưng giới công nghệ cho rằng “đỉnh” sự nghiệp của Thân Trọng Phúc vẫn là ở Intel. Điều này cũng dễ hiểu vì chắc ông khó có thể lặp lại câu chuyện Intel lần thứ hai khi đã ở tuổi ngoài 50.

Thân Trọng Phúc nổi đình nổi đám trong giới kinh doanh khi tên tuổi của ông được gắn với nhà máy trị giá 1 tỷ USD của Intel mà ông có công lớn đưa vào Việt Nam. Ông có 14 năm làm việc với Intel ở Mỹ và gần 10 năm với Intel Việt Nam. Vị trí cao nhất trước khi ông rời Intel là Tổng giám đốc (CEO) Intel Việt Nam, phụ trách lĩnh vực kinh doanh và marketing. Năm 2009, ông Phúc chính thức rời Intel và về giữ cương vị Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Công nghệ DFJV, thuộc VinaCapital. Ông ví von, đây là Thân Trọng Phúc “phiên bản 2.0” sau “phiên bản 1.0” gắn với cái tên Intel.

Khi lên ngồi ghế CEO Intel Việt Nam, ông nói đó là một may mắn mà không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, trong 5 năm đầu sau khi về nước (2000-2005), ông đã cho thấy đó không chỉ là may mắn. Dưới sự điều hành của ông, doanh thu của Intel Việt Nam thời gian đó đã tăng gấp 5 lần, gắn liền với tốc độ phát triển của thị trường máy tính trong nước, thuộc vào hàng tăng trưởng cao nhất của châu Á.

Ngày 28/2/2006, những nỗ lực của bản thân ông Phúc và Intel nhằm đưa Việt Nam vào danh sách các nước có nhà máy của tập đoàn này trên toàn cầu đã được ghi nhận, tại Lễ đón nhận giấy phép đầu tư nhà máy lắp ráp và hoàn thiện chip bán dẫn tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Gần 4 năm sau (1/10/2009), ông Phúc quyết định rời Intel để gia nhập Quỹ DFJV với lý do: “Tôi đã làm hết việc cho Intel và đã đến lúc chuyển giao vị trí cho người khác”. Thực tế, ông đã muốn làm điều này trước đó 1 năm và đã tiến cử một số ứng viên. “Nhiệm kỳ của một CEO Intel ở các nước ngoài Mỹ chỉ khoảng 2-3 năm, riêng tôi đến 9 năm đã là một ngoại lệ”, ông nói.

Ngoài những việc đã làm được cho Intel Việt Nam, vị cựu CEO này cho rằng hơn 23 năm gắn bó với Tập đoàn đã giúp ông có được những thuận lợi nhất định trong việc xây dựng mối quan hệ với Chính phủ, đối tác, khách hàng, giới truyền thông, và thấu hiểu được việc xây dựng một mô hình kinh doanh từ lý thuyết đến thực tế, cũng như tính minh bạch cao trong mọi hoạt động kinh doanh. “Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn về một mục tiêu lớn còn dang dở ở Intel, là đạt tổng doanh thu nội địa 1 tỷ USD. Để làm việc này thì khoảng một nửa hộ gia đình Việt Nam phải được trang bị máy tính, điều chỉ có thể xảy ra sau 1 thập niên nữa”, ông Phúc cho biết.

Ông cho rằng, việc chuyển dịch nhân sự từ các công ty công nghệ sang làm việc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm là xu hướng chung hiện nay. Trong vai trò nhà quản lý quỹ, những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về cấu trúc của các doanh nghiệp, nhất là ở quy mô vừa và nhỏ, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp, đảm bảo có lãi. Một lý do nữa là đối tác của Intel chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất phần cứng, phần mềm và phân phối, trong khi tầm hoạt động của DFJV khá rộng. Nhà quản lý quỹ ở DFJV có cơ hội làm việc với các doanh nghiệp khác trong nhiều lĩnh vực như tích hợp giải pháp, sản xuất các thiết bị công nghệ cao, thông tin truyền thông, viễn thông, công nghệ xanh…

Bắt đầu hoạt động từ năm 2006 với số vốn ban đầu hơn 32 triệu USD, Quỹ DFJV đang đầu tư vào 10 công ty trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông như Gapit (dịch vụ trên điện thoại di động), VON (cổng thông tin trực tuyến với 3 website TimNhanh.com.vn, YuMe.vn và KiếmViệc.com), Chicilon Media (quảng cáo ngoài trời), mobizCOM (dịch vụ trên điện thoại di động), Yeah1! TV (kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên)... “Chúng tôi đầu tư 1-2 triệu USD/công ty. Sớm nhất, DFJV có thể bắt đầu bán ra từ năm 2012”, ông cho biết.

Dù đã đầu quân về DFJV được 2 năm nhưng giới công nghệ cho rằng “đỉnh” sự nghiệp của Thân Trọng Phúc vẫn là ở Intel. Điều này cũng dễ hiểu vì chắc ông khó có thể lặp lại câu chuyện Intel lần thứ hai khi đã ở tuổi ngoài 50. “Tôi khá tâm đắc với câu nói của Robert Noyce, sáng lập viên của Intel, là đừng để quá khứ làm vướng bận đến tương lai, mà hãy mạnh dạn tiến lên để tiếp tục tạo nên tương lai tươi sáng hơn”, ông Phúc bộc bạch. Ông định hướng DFJV theo mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm với quy mô nhỏ hơn các quỹ ở Thung lũng Silicon, để sau này Việt Nam có thể có những “mini” Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Michael Dell, Larry Page. “Như vậy, giới trẻ trong nước mới có cơ hội hoàn thành hoài bão của mình, không chỉ là làm giàu mà thực hiện được những ý tưởng có khả năng thay đổi bộ mặt xã hội và kinh tế”.

Ước mơ và sứ mệnh: Đào tạo người Việt giỏi


Việc đào tạo lớp trẻ kế nghiệp đối với ông Phạm Phú Ngọc Trai không chỉ là ước mơ mà còn là sứ mệnh. Tham vọng của ông là trong 5-10 năm nữa, thế hệ lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam sẽ là những người Việt tuổi từ 30.

Nếu điều ông Thân Trọng Phúc chưa làm được cho Intel Việt Nam khi rời Công ty là đạt doanh thu 1 tỷ USD tại thị trường nội địa, thì đối với Phạm Phú Ngọc Trai, việc đào tạo đội ngũ nhân sự lãnh đạo giỏi kế thừa ở PepsiCo là một sứ mệnh còn dang dở.

Cho đến ngày rời PepsiCo, chức vụ cao nhất ông Trai nắm giữ là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Nam Á. Ở vị trí này, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo khu vực tại một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới. Trong hơn 20 năm làm việc với PepsiCo, ông Trai đã có 4 lần liên tiếp đưa PepsiCo Việt Nam giành giải thưởng DMK, giải thưởng cao quý nhất của hệ thống PepsiCo toàn cầu mang tên Donald M. Kendall, nguyên Chủ tịch và là người đồng sáng lập tập đoàn này.

Khi hào quang của chiếc ghế CEO PepsiCo đang ở đỉnh cao, đầu năm 2010, giới truyền thông hay tin ông Trai xin nghỉ khi chưa đến tuổi về hưu để chuyển sang làm nhà tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với các cộng sự, ông đã thành lập Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (Global Integration Business Consultants - GIBC) để tiếp nối giấc mơ đào tạo đội ngũ kế thừa người Việt. Ông cho biết, với GIBC, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm, chẩn bệnh và chữa bệnh cho doanh nghiệp Việt qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng, để từ đó giúp họ xây dựng chiến lược trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, ông Trai vẫn đặt hẹn cho buổi phỏng vấn với phóng viên tại văn phòng ở lầu 5, Khách sạn Sheraton Saigon, trụ sở của PepsiCo Việt Nam. “Chiếc ghế CEO của PepsiCo vẫn còn níu kéo hay ông đã không vượt qua được chiếc bóng quá lớn của chính mình tại PepsiCo?”. Ông đáp ngay: “Tôi vẫn còn gắn bó với PepsiCo trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Cố vấn về Đối ngoại của khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, tôi còn là đồng Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của VinaCapital Group và giữ một số cương vị khác nữa. Nhưng hiện tại, tôi dành trọn tâm huyết cho GIBC”.

Điều khiến ông Trai còn băn khoăn đối với PepsiCo là đào tạo lực lượng nhân sự Việt giỏi để kế thừa. Trong giai đoạn ông còn làm CEO, tỷ lệ người Việt nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao so với người nước ngoài là 8:2. Thế nhưng, sau khi ông rời PepsiCo, tỷ lệ đó đã bị đảo ngược. “Tôi đã có cơ hội để làm tốt hơn”, ông Trai bộc bạch. Tuy nhiên, ông cũng nói ngay: “Khoảng 1-2 năm nữa, sẽ có sự thay đổi. Người Việt sẽ tham gia làm quản lý tại công ty này nhiều hơn”. Người nước ngoài có thể giỏi về chuyên môn hay kỹ thuật, nhưng không thể nào am hiểu văn hóa, chính trị - xã hội hay những điều tinh tế của đất nước và con người Việt Nam. “Đôi khi đó chính là những yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh”, ông nói.

Không lý giải cụ thể cho việc chưa đào tạo được thế hệ kế thừa đủ mạnh tại PepsiCo, ông Trai cho rằng, một phần nguyên nhân là do kinh tế của Việt Nam thời gian qua phát triển quá nhanh. Từ sau khi nền kinh tế được mở cửa, chính các công ty FDI vào Việt Nam đã có công đào tạo nhân sự người Việt bài bản. Tuy nhiên, những năm sau đó, sự thăng hoa của thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo sự bùng nổ của thị trường nhân sự Việt. “Các doanh nghiệp ngành này sẵn sàng trả tiền để thuê lại nhân sự quản lý giỏi được đào tạo từ các doanh nghiệp FDI, khiến nhân sự cao cấp trong khối này thiếu trầm trọng. Đó là thời gian xáo trộn kinh khủng về nhân sự, nhất là nhân sự cao cấp”, ông Trai nhận xét.

Ở GIBC, ngoài việc chẩn đoán bệnh, xây dựng chiến lược và hỗ trợ thực thi chiến lược cho doanh nghiệp Việt, ông Trai và các cộng sự đã tổ chức 2 chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cấp cao tại Trường Đại học UCLA (Mỹ) cho khoảng 40 CEO Việt. Chương trình này sẽ được duy trì hằng năm, sắp tới là vào tháng 10/2012 theo kế hoạch của GIBC. Ông cũng dự tính sẽ tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp theo mô hình gia đình mang tên “Từ công ty gia đình đến tập đoàn kinh tế toàn cầu”, hợp tác với Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore (NUS Business School) vào tháng 6/2012.

Vốn được coi là một trong số ít những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật của Việt Nam trong suốt 2 thập niên qua - giai đoạn kinh tế đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập với kinh tế thế giới, ông cho rằng việc đào tạo một lớp trẻ kế nghiệp đối với ông không chỉ là ước mơ mà còn là sứ mệnh. Tham vọng của ông là trong 5-10 năm nữa, thế hệ lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam sẽ là những người Việt tuổi từ 30.

Tự đặt ra cho mình một sứ mệnh không đơn giản và chiếc bóng quá lớn tại PepsiCo chính là những thách thức lớn cho ông lúc này. Tuy nhiên, ông cho rằng, những gì đang làm được có thể chậm thành công nhưng là làm cho chính mình; còn ngày trước, dù thành công nhưng là làm cho người khác.

Nhận 10 đồng để trả 20 đồng


“Không thể giúp Yahoo! đạt mục tiêu tăng trưởng 300% là điều tôi băn khoăn nhất sau khi ra đi”, ông Vũ Minh Trí bộc bạch.

So với Thân Trọng Phúc và Phạm Phú Ngọc Trai, Vũ Minh Trí trẻ nhất về tuổi đời, nhưng cũng đã kịp tích lũy kinh nghiệm đáng kể tại các tập đoàn đa quốc gia như Sony Ericsson và Yahoo!. Ông là người góp phần đưa thương hiệu Yahoo! vào Việt Nam với giấy phép thành lập công ty internet 100% vốn nước ngoài đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, khi mục tiêu tăng trưởng 300% của Yahoo! tại Việt Nam trong năm 2010 so với 2009 chưa hoàn tất, Trí đã rời Yahoo! và đầu quân cho Qualcomm trong vai trò CEO khu vực Đông Dương.

Tháng 4/2010, hợp đồng làm việc mới của Vũ Minh Trí với Yahoo! gặp bế tắc vì các vấn đề liên quan đến chiến lược đầu tư tiếp theo của Yahoo! tại Việt Nam khi tập đoàn này thay đổi ban lãnh đạo vùng. Trước đó, ông và ban lãnh đạo cũ đã đồng thuận về kế hoạch đầu tư vào một số trang web hàng đầu trong nước với số vốn hàng triệu USD. “Yahoo! không thể triển khai kế hoạch đầu tư lớn tại Việt Nam thì dù tôi có ký hợp đồng mới cũng phải ngồi chơi vì không có gì để làm”, ông nói.

Đây cũng là thời điểm Qualcomm cần một ứng viên phù hợp cho vị trí CEO nhằm phát triển mảng internet và công nghệ di động 3G tại Việt Nam và Đông Dương. Với kinh nghiệm về điện thoại di động và internet ở Sony Ericsson và Yahoo!, Trí và Qualcomm đã tìm được tiếng nói chung. “Không thể giúp Yahoo! đạt mục tiêu tăng trưởng 300% là điều tôi băn khoăn nhất sau khi ra đi. Tuy nhiên, niềm an ủi lớn nhất là sau 2 năm điều hành của tôi, Yahoo! đã chiếm 50% thị phần quảng cáo trực tuyến (năm 2010)”, Trí chia sẻ.

Khác với ông Phúc rời Intel để gia nhập ngành quỹ đầu tư, ông Trai lập doanh nghiệp để làm cho chính mình, Trí lại chưa muốn chia tay với mô hình tập đoàn đa quốc gia cũng như vai trò điều hành một công ty công nghệ. Sau hơn 1 năm rưỡi triển khai chiến lược phát triển công nghệ di động 3G tại Việt Nam trong vai trò CEO khu vực Đông Dương, Trí vừa được giao quản lý cả thị trường Thái Lan. “2012 sẽ là năm đột phá của Qualcomm với chiến lược đầu tư tăng tốc như rồng bay”, ông nói.

Trí cho biết Qualcomm đã quyết định đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 thị trường trọng điểm trên toàn cầu trong năm 2012 với mục tiêu tăng thị phần chip Qualcomm tại Việt Nam gấp 3 lần năm 2011. “Vốn đầu tư sẽ tăng hơn 10 lần. Vấn đề của tôi là làm sao sử dụng nguồn vốn này hiệu quả nhất nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng nói trên”, Trí nói.

Giải thích về sự kiện Việt Nam được lọt vào top 6 thị trường trọng điểm của Qualcomm trong năm nay, Trí nêu ra 2 lý do chính. Trước tiên, theo kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Wireless Intelligence (Anh), tốc độ tăng trưởng số người sử dụng công nghệ 3G của Việt Nam đã đạt mức “khủng”: từ khoảng 2,5 triệu vào đầu năm 2011 lên tới hơn 22 triệu vào cuối năm. Số lượng điện thoại di động thông minh được sử dụng cũng tăng từ 7% hồi đầu năm lên hơn 12% vào cuối năm. Tiếp đến, mức độ sẵn sàng cho công nghệ 3G đã khá rõ ràng gồm cơ sở hạ tầng tốt, các nhà mạng như Viettel, MobiFone, VinaPhone… đều đã chuẩn bị cho 3G. Đội ngũ nhân sự của Qualcomm phục vụ cho mục tiêu này cũng đã được hoàn thiện.

Vì vậy, theo ông Trí, chiến lược của Qualcomm Việt Nam trong năm nay sẽ dựa trên 2 nội dung chính là thu hút người sử dụng chuyển từ 2G sang 3G và gia tăng độ nhận diện thương hiệu của con chip điện tử dành cho điện thoại di động thế hệ mới Snap Dragon. “Mục tiêu trong năm nay là có hơn 50% số người được hỏi sẽ biết về con chip Snap Dragon và Qualcomm đưa tôi 10 đồng để đầu tư lấy về 20 đồng”, Trí khẳng định.

8 bí quyết dẫn đầu từ... ban nhạc The Beatles

The Beatles là một ban nhạc có độ gắn kết cao và mang đậm 8 nét đặc trưng của một doanh nghiệp “chỉ có thắng mà không có bại”.

Hai ban nhạc, cùng ra mắt ở thành phố cảng Liverpool, cùng hát những giai điệu đương đại, cùng gặt hái thành công rực rỡ buổi ban đầu. Thế nhưng tại sao Flock of Seagulls nhanh chóng rớt đài sau cú “hit” đầu tiên còn The Beatles tiếp tục trụ lại trong gần 50 năm tiếp theo, mà CD “Love” số một cũng chỉ mới phát hành gần đây (2007)?

Ringo Starr, John Lennon, Paul McCartney, George Harrison
(từ trái sang)

Lý do: The Beatles là một ban nhạc có độ gắn kết cao và mang đậm 8 nét đặc trưng của một doanh nghiệp “chỉ có thắng mà không có bại” như phân tích dưới đây.

1. Sinh ra là để chiến thắng

Mặc dù sau này John có trách Paul là đã bắt anh phải từ bỏ bộ quần áo bằng da của mình trong những ngày đầu của ban nhạc nhưng trên thực tế, mỗi thành viên của The Beatles đều sẵn sàng làm theo lời khuyên của người người quản lý nhóm về trang phục. Họ hiểu răng họ phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để có thể thành công. Chỉ đến khi chạm đích vinh quang thì các “nhân” của The Beatles mới thay đổi phong cách ăn mặc và kiểu tóc truyền thống.

Khi mới ra mắt doanh nghiệp, bạn cũng phải làm sao để phù hợp với tình hình thực tế của thị trường cũng như kỳ vọng của những nhà đầu tư. Như thế bạn mới có thể hạn chế tối đa những “trắc trở” trên con đường tìm kiếm thành công của mình. Và khi đã đạt được vài kỳ tích, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một hoàn cảnh và một thực tế mới mà không buộc phải đi trên con đường người khác đã mặc định.

2. Tài năng cộng gộp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất là nên một nhóm hoàn hảo là năng lực và cá tính của các thành viên phải bù trừ cho nhau. Một nhóm mà toàn các kỹ sư chắc chắn sẽ thất bại cũng như một nhóm toàn “gạo cội” kinh doanh và bán hàng. Để thành công, nhóm đó phải có kỹ sư để làm ra những gì mà công ty đã cam kết với thị trường nhưng cũng không thể thiếu những thành viên có kỹ năng kinh doanh để kéo nhóm đi theo nhu cầu của thị trường và kìm hãm thiên hướng thích làm ra những thứ “độc, lạ” nhưng vô tác dụng của đội ngũ kỹ sư.


Các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc đều chung một nhận định: một trong những điểm mạnh nhất của Beatles là tài năng của từng thành viên vừa bù đắp cho nhau vừa tương sinh cho nhau. John Lennon thì có khả năng biến tấu ca từ còn Paul McCartney thì lại giỏi viết những giai điệu du dương, lôi cuốn. Thử so sánh bài Yesterday của Paul và bài I am the walrus của John thì sẽ thấy rất rõ điều này. Ngoài ra, không thể thiếu phong cách chơi ghi ta lead sành điệu của George và tài chơi trống của Ringo.

3. Ganh đua lành mạnh

John và Paul thường cho rằng chất lượng sản phẩm của ban nhạc chính là động cơ khiến hai bọn họ luôn phải cải thiện để bài hát mới của người này lúc nào cũng phải hơn bài hát cũ của người kia. Tuy nhiên, sự ganh đua ngấm ngầm này không làm hề làm ban nhạc bớt gắn bó cho mãi đến khi đã ở đỉnh cao của sự nghiệp. Việc John và Paul đua tài cũng khiến George phải động lòng. Kết quả là anh cũng phải nỗ lực để tạo ra những bài hát hay không kém gì hai người kia.

Cạnh tranh tích cực trong nội bộ sẽ không hề làm doanh nghiệp của bạn đi chệch hướng. Ngược lại, nó sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc của cả nhóm. Vì thế, với tư cách là người lãnh đạo, bạn hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm cạnh tranh với nhau nhưng phải thật lành mạnh và có định hướng.

4. Tôn trọng lẫn nhau

Sự mất tôn trọng là một trong những nguyên nhân khiến ban nhạc The Beatles tan rã. Chính vì thế, sau khi chia tay, các thành viên của The Beatles khá là lớn tiếng khi bới móc, chỉ trích nhau. Ngược lại, trong phần lớn quãng đường sự nghiệp của mình, họ chỉ dành những khen ngợi cho sản phẩm của của nhau mà không có bất kỳ điều gì gọi là chê trách.

Vì thế, bạn hãy cố gắng làm thế nào để các thành viên trong nhóm luôn “hâm mộ” lẫn nhau. Như thế sẽ tạo ra được sự cạnh tranh tích cực và lành mạnh nhưng vẫn giữ được sự gắn kết trong doanh nghiệp.

5. Chung thế giới quan

Khoảng đầu năm 1960, các thành viên trong ban nhạc The Beatles gặp nhau ở cùng quan điểm: nền âm nhạc Mỹ đang “chết tắc”. Buddy Holly qua đời. Jerry Lee Lewis đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của mình sau khi cưới người em họ quá trẻ. Elvis gia nhập quân ngũ còn Little Richard trở thành mục sư. Chuck Berry đi tù trong khi Ray Charles hát thánh ca. Cả bảng xếp hạng âm nhạc chỉ leo lét những bài hát vô hồn, rập khuôn của Deon, Fabian, và Ricky Nelson. Chính vì quan điểm chung ấy mà The Beatles đã cùng nhau hành động để làm nước Mỹ quay trở lại thời kỳ âm nhạc sôi động của những năm 1950.

Thế giới quan chung là nền móng làm nên một kế hoạch hành động thành công. Nếu những thành viên trong nhóm của bạn không đồng quan điểm về thị trường thì chỉ cần một chút hoang mang, xao động là cầm chắc thất bại.

Vì thế, nếu ai đó trong nhóm bất hợp tác về quan điểm, bạn hãy giúp họ tìm một chỗ “trú thân” mới, nơi họ có thể hòa nhịp tốt hơn.

6. Chung tầm nhìn

Tuy chỉ là 4 cậu bé mặt đầy tàn nhang cùng sống ở Liverpool vô tình hợp nhau lại thành ban nhạc nhưng John, Paul, George và sau này là Ringo đều rất tin rằng họ sẽ “hơn cả Elvis”. Ngay từ hồi còn “teen”, mỗi lần John hỏi “Chúng ta sẽ đi tới đâu hả các cậu?” thì Paul, George và Ringo lập tức đồng thanh “Tới đỉnh cao nhất của nhạc pop”.

Giống Steve Jobs, Jeff Bezos, và Richard Branson, niềm tin của Beatles thật lớn lao, táo bạo nhưng không kém phần ngây thơ. Tuy kỳ vọng “khủng” nhưng các bước đi của ban nhạc lại hết sức từ tốn và thực dụng, như John vẫn hay đúc kết: “Đầu tiên, chúng ta sẽ trở thành ban nhạc lớn nhất Liverpool, sau đó là lớn nhất ở bắc Anh và sau nữa là nhất Luân đôn, Châu Âu và cuối cùng là Mỹ”. Họ không nhận ra rằng họ đã làm theo đúng phương châm kinh doanh “năng nhặt chặt bị”.

Hãy đặt ra mục tiêu thật táo bạo, kèm theo đó là một lộ trình thật chi tiết để từng bước tiến gần đến gần với mục tiêu đó. Hãy luôn tâm niệm mục tiêu ấy trong khi bạn thực hiện lộ trình của mình.

7. Đóng cửa bảo nhau

Trong suốt thời gian còn là một nhóm, các thành viên của Beatles lúc nào cũng bênh vực, ủng hộ nhau trước công luận. Chỉ khi đã “đóng cửa”, nhất là khi ở trong phòng thu, họ mới “cãi nhau” kịch liệt để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, họ không bao giờ để những cuộc tranh cãi tích cực ấy trở thành “mồi ngon” cho đám báo lá cải.

Hãy nuôi dưỡng văn hóa ấy trong công ty bạn. Hãy để cho người ngoài thấy rằng tổ chức của bạn lúc nào cũng gắn kết. Đừng để chuyện “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” gây chia rẽ trong nội bộ và làm rạn nứt doanh nghiệp. Thay vào đó, hãy dành công sức hợp tác với nhau để giải quyết những khó khăn của thị trường.

8. Tìm sự ủng hộ

Ban nhạc Beatles đã rất may mắn khi nhận được sự ủng hộ của ông bầu nổi tiếng Brian Epstein cũng như của nhà sản xuất kỳ tài George Martin. Nhờ có những người này mà Beatles đã đạt được những thành công rực rõ trong sự nghiệp thay vì chỉ mãi là một ban nhạc làng nhàng của thành phố Liverpool.

Tương tự, bạn và nhóm của mình sẽ không bao giờ có thể phát triển nếu chỉ một mình một bóng. Hay tạo dựng một đội ngũ những người có thể “nhờ vả”. Họ có thể là các cố vấn, thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban lãnh đạo…

Tài năng ư? Không phải là tất cả

Có thể bạn sẽ nghĩ Beatle thành công vì họ có tài còn Flock thì không. Tất nhiên, tài năng là một phần quan trọng trong thành công của Beatles. Tuy nhiên, ai bảo Flock không tài. Chỉ có điều Flock không có những nét đặc trưng của một ban nhạc biết làm việc theo nhóm trong khi Beatles lại hội tụ cả 8 ưu điểm trên. Điểm khác biệt thực ra chỉ là thế mà thôi.

5 bí quyết kinh doanh thành công từ một doanh nhân “tình cờ”

Joe Hill chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một doanh nhân. Nhưng một lần, khi vô tình nảy sinh ý tưởng ứng dụng iPad tuyệt vời cho lũ trẻ của mình, anh đã thay đổi suy nghĩ này.

Joe Hill được sếp chỉ định tìm kiếm thị trường mới, anh đã áp dụng một cách hoàn toàn khác so với cách dự định ban đầu. Và điều này mang lại cho công ty thành công bất ngờ.

Joe Hill

Năm 2010, Hill bị mất việc trong một công ty công nghệ sinh học. Sau nhiều ngày vất vả, anh đã tìm được một công việc mới - lập kế hoạch tài chính. "Ông chủ yêu cầu tôi tìm một thị trường trọng điểm mới, và kể từ khi hai con trai của tôi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, tôi quyết định thị trường mà tôi hướng đến là phụ huynh của những trẻ em có nhu cầu đặc biệt", Hill nhớ lại.

Sau khi chia sẻ ý định này với một khách hàng tiềm năng, Hill nhận được lời khích lệ: "Tôi đánh giá cao kế hoạch tài chính của bạn, nhưng những gì tôi thực sự cần trong lúc này là những dụng cụ hợp túi tiền để giúp con trai tôi thoát khỏi chứng tự kỷ và có thể học tập được." Vào thời điểm đó, những trang thiết bị chuyên dụng cho bệnh nhân tự kỷ có giá rất đắt (lên đến hàng nghìn đô la), và phần mềm điều hành chúng cũng có giá không dưới 300 đô la.

"Lời nhận xét của cô ấy đã thực sự đánh trúng tâm lý tôi", Hill nói. "Các con trai tôi yêu thích trò chơi Angry Birds. Chúng cũng thích chạm vào các vật thể trên ti vi và cố gắng di chuyển chúng. Tôi biết rằng nếu chúng có thể gõ một vài từ hoặc nhận biết hình ảnh và nghe được âm thanh sôi động, chúng sẽ học hỏi mọi thứ xung quanh một cách dễ dàng. Không chỉ có vậy, các con tôi còn thích sử dụng iPhone của tôi cho đến khi hết sạch pin. Do đó, tôi nghĩ rằng cần một cái gì đó mà hấp dẫn những trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Từ suy nghĩ này, ông đã đề ra kế hoạch phát triển một ứng dụng giúp trẻ em học những từ đơn giản và thú vị. Tháng 11, Aeir Talk, một ứng dụng iPad có với giá chỉ 19,99 đô la cho phép các vị phụ huynh tạo ra những tùy chỉnh với giọng nói hay hình ảnh của mình.

Vậy làm thế nào mà Hill - một doanh nhân trẻ lại có được những thành công như vậy? Dưới đây là những bí quyết đã làm nên thành công của anh.

Nếu ý tưởng của bạn không có khả năng mang lại những lợi ích lâu dài, bạn cần một ý tưởng mới để duy trì doanh nghiệp của mình

Mọi người thường chọn tải những ứng dụng mới lạ. Nhưng các ứng dụng tải về sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi những ứng dụng mới hơn. Hill đã áp dụng chặt chẽ nguyên tắc này. Anh luôn thay đổi sản phẩm của mình trong suốt giai đoạn phát triển nhằm tránh sự nhàm chán cho khách hàng. Anh đã làm những gì cần thiết để đảm bảo ứng dụng của mình luôn có giá trị lâu dài, đồng thời cho phép các bậc phụ huynh và con trẻ góp phần sáng tạo chúng theo cách của riêng mình.

Cần có tầm nhìn xa trông rộng

Mọi trẻ em đều có những nhu cầu đặc biệt, không chỉ với những trẻ biết nói tiếng Anh hay sống trên đất nước Mỹ. Hill tạo ra một ứng dụng ngôn ngữ độc lập, và nếu phụ huynh muốn con mình học tiếng Tây Ban Nha, họ chỉ cần thao tác đơn giản là ghi âm lại bằng tiếng Tây Ban Nha. Cuối cùng, Hill đã đưa ra một ứng dụng giành cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt, nhưng mọi trẻ em đều có thể sử dụng một cách hữu ích. Hill vẫn luôn xác định đối tượng khách hàng chính, nhưng anh chưa bao giờ ngừng suy nghĩ về các ứng dụng rộng hay tìm kiếm một thị trường rộng hơn cho sản phẩm của mình.

Ứng dụng Aeir Talk trên điện thoại di động

Luôn luôn tìm kiếm các mối quan hệ tình cờ

Hill chia sẻ ý tưởng của mình cho tất cả mọi người. Hầu hết mọi người thích thú với kế hoạch này nhưng không ai muốn đầu tư cho nó. Một lần, sau cuộc nói chuyện với Zack Miller tại We Are Titans, một công ty chuyên tư vấn và phát triển sản phẩm, và thỏa thuận đầu tư cho kế hoạch của anh đã hình thành. Không chỉ là nhà phát triển tuyệt vời, Miller còn giúp Hill có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn khác. Một đội ngũ hoàn hảo là đội ngũ được kết hợp bởi những người khác nhau. Hãy mở rộng lòng mình và không ngừng xây dựng những mối quan hệ, chắc chắn bạn sẽ có được những đối tác tốt.

Có những thứ bạn không thể biết hết – đừng quá bận tâm tới điều đó

Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể nói với một người nào đó rằng: "Tôi không biết phải làm gì. Anh có thể giúp tôi được không?" mà không cần phải giấu giếm. Bản năng tự nhiên của con người là muốn giúp đỡ người khác. Hãy luôn trung thực, khiêm tốn, và nhờ người khác giúp đỡ.

Không xấu hổ vì những việc bạn đang làm

Hill đã từng làm rất nhiều việc rất đỗi bình thường như lau sàn nhà kho vào buổi sáng, bưng đồ và lau sàn khách sạn vào ban đêm. (Anh muốn những công việc có giờ linh hoạt để có thể bắt đầu công ty riêng bất cứ lúc nào). Mỗi khi có cơ hội anh đều chia sẻ với mọi người về những gì anh đang đã làm. Nhiều người quen có con em có nhu cầu đặc biệt, đó có thể là những khách hàng tiềm năng của anh. Làm bất cứ điều gì cần thiết để tiến xa hơn, và không bao giờ phải xấu hổ về những việc bạn làm cũng là bí quyết thành công của Hill.

Mẹo kiểm soát ngân quỹ thông minh

Tháng Giêng là tháng khó khăn khi nói đến tài chính. Sự căng thẳng với những khoản chi tiêu cho lễ tết và các hóa đơn thẻ tín dụng cần phải được thanh toán là áp lực với không ít người... Để giúp giảm bớt áp lực về tiền bạc, một vài lời khuyên sau hy vọng sẽ giúp bạn bắt đầu năm mới ổn định hơn.

Ảnh minh họa

Đưa ra những giải pháp ít tốn kém

Không phải tất cả mọi nhu cầu (dù đó là của bạn, bọn trẻ hay chồng của bạn) cần phải chi phí tiền bạc. Hãy suy nghĩ về những cách vui vẻ, sáng tạo để thể hiện với các thành viên trong gia đình tình yêu thương của bạn (mà vẫn thỏa mãn bản thân). Bạn có thể nướng bánh hoặc làm món gì đó mà bọn trẻ thích, tổ chức một chuyến đi chơi đến công viên hoặc tham quan viện bảo tàng trong khoảng thời gian được khuyến mại.

Tạo một khoản ngân quỹ cố định

Bước quan trọng nhất mà bạn có thể hướng tới một năm tài chính an toàn hơn là để tạo ra một khoản ngân sách và sau đó cố gắng để duy trì và phát triển nguồn tài chính ấy. Hãy bắt đầu bằng việc xem toàn bộ các khoản tiêu dùng hàng tháng của bạn như tiền thuê nhà, vay thế chấp, chi tiêu hàng ngày, các khoản thanh toán điện, nước, Internet ... Cộng tổng các khoản trên và đó là số tiền bạn hoàn toàn phải trả, có nghĩa là một món cố định không được phân bổ bất cứ nơi nào khác.

Từ đó, bạn có thể quyết định một số tiền hợp lý để chi tiêu cho các nhu cầu khác như thực phẩm, thức ăn vật nuôi, mua sắm trang phục… Đó có thể là một khoản ngân sách hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào bạn. Một khi nó đã biến mất, mọi thứ sẽ bị liên lụy. Vì thế, bạn nên chi tiêu một cách khôn ngoan.

Giới hạn tiêu bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất thuận tiện và hữu ích khi bạn cần một thứ gì đó quan trọng nhưng không có tiền mặt trong tay. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thẻ (và sử dụng nó cho tất cả mọi thứ) có thể khiến bạn “trượt dốc” theo những khoản nợ nần. Khi bạn có một khoản ngân sách chi tiêu hàng tháng, hãy sử dụng thẻ tín dụng một cách có tính toán.

Trong năm nay, bạn nên đưa ra một giới hạn chi tiêu qua thẻ tín dụng. Trừ khi có việc bất ngờ xảy ra và buộc phải sử dụng nó, bạn mới nên phá vỡ giới hạn đã đặt ra. Giới hạn càng thấp càng tốt và cố gắng không sử dụng thẻ nếu bạn có thể. Giới hạn không có nghĩa là phải vượt qua nếu bạn có thể chi tiêu dưới mức ấy - đó là một phương châm. Càng tiêu ít bao nhiêu, bạn càng dễ dàng chi trả hơn bấy nhiêu.

Tiết kiệm cho một cái gì đó quan trọng

Thay vì chi tiêu cho việc mua sắm theo sở thích hoặc những thứ không cần, bạn nên chọn những thứ cần thiết để chi tiêu. Nếu bạn có một mục tiêu nhất định như một chiếc xe mới, một chuyến du lịch cho cả nhà, bạn sẽ tiết kiệm nhiều hơn chứ không phải chi tiêu vào những thứ phù phiếm. Hai vợ chồng nên thảo luận đưa ra quyết định những gì cần nhất và cùng nhau cố gắng đạt mục tiêu.

Sử dụng danh sách khi bạn mua sắm

Điều này có vẻ là lời khuyên thích hợp cho những người hay quên, nhưng nó có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi mua sắm cho dù phải di chuyển qua nhiều cửa hàng. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu bạn muốn mua sắm thêm đồ đạc mới cho căn nhà vào dịp Tết nhưng ngân sách không đủ đáp ứng tất cả, bạn có thể gạn lọc lại từ danh sách đã liệt kê và chi tiêu trong khả năng cho phép.

Bill Gates vĩ đại hơn... Người dơi

Bill Gates và Người dơi đều là những cái tên nổi tiếng từ nước Mỹ, một người là tỷ phú công nghệ, một người khai sinh từ điện ảnh, ai vĩ đại hơn?


Người dơi chỉ có thể làm những điều phi thường trong điện ảnh, còn Bill Gates làm được điều vĩ đại trong đời thường. Chắc chắn rằng, Bill Gates vĩ đại hơn.

Từ năm 2007, ông đã cho đi 28 tỉ USD, giúp đỡ được 6 triệu người trên trái đất, và đây là 10 cách mà ông thực hiện điều này:

Đẩy mạnh việc trồng… chuối

Vâng, chính là chuối, loại hoa quả chứa nhiều vitamin A và có thể bổ xung vi lượng sắt cho cơ thể giúp tăng khả năng tạo máu. Chuối là thức ăn rất sạch, không cần nấu chín trước khi ăn và có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Vì những lý do trên, quỹ từ thiện của vợ chồng Bill Gates đầu tư khá lớn vào việc phát triển loại cây này với mục đích cung cấp nguồn thực phẩm hoa quả bổ dưỡng cho người nghèo ở châu Phi.


Bên lề: báo New York Times của Mỹ từng công bố chuối là một trong những loại thực phẩm cực tốt cho trẻ sơ sinh, nhất là khi bé ở giai đoạn cai sữa.

Loại bỏ hoàn toàn căn bệnh bại liệt trên thế giới

Căn bệnh quái ác này có thể khiến một người trở thành tàn tật suốt đời với chân hoặc tay không thể cử động được. Với nỗ lực của ngành y tế ở khắp nơi trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh bại liệt đã giảm 99%. Nhưng Gates không muốn thấy bất kỳ trường hợp kém may mắn nào xảy ra, các chương trình tiêm chủng đang được đẩy mạnh ở các khu vực bệnh bại liệt vẫn còn xuất hiện.

Chặn đứng căn bệnh sốt rét

Căn bệnh này thực sự rất nguy hiểm, nó có thể đem lại những di chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị tận gốc kịp thời, người mắc phải phải chịu đựng chúng trong suốt cuộc đời và có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Sốt rét thường xuất hiện ở khu vực Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á – nơi có những khu rừng rậm, khí hậu nhiệt đới và loài muỗi phát triển mạnh. Việt Nam cũng có rất nhiều người dính căn bệnh này, họ phải khổ sở chịu đựng nó trong thời gian dài.

Quỹ Gates hiện đang giúp đỡ nhiều nước ở Châu Phi chặn đứng căn bệnh này bằng cách cung cấp thuốc chữa trị đồng thời nghiên cứu tạo ra loại vắc xin hiệu quả. Đồng thời họ cũng tìm cách tiêu diệt muỗi ngoài môi trường với các loại thuốc diệt côn trùng song song với việc kêu gọi người dân ngủ trong màn.

Tận dụng phân tạo ra nhiên liệu sinh học


Chắc các bạn không lạ gì loại khí gas sinh học thường được sử dụng để đun nấu ở vùng nông thôn được tạo ra bằng cách ủ phân trong hầm kín. Quỹ Gates có tham vọng hơn nữa là tạo ra các loại nhiên liệu cho động cơ như xăng, dầu. Đây thực sự là một biện pháp hay, vừa giúp xử lý chất thải sinh học vừa giảm áp lực khai thác nhiên liệu hoá thạch ngoài tự nhiên.

Nghiên cứu loại sắn mới có nhiều chất dinh dưỡng hơn

Loại thực phẩm này rất phổ biến trên thế giới, nhất là những nước nghèo. Theo thống kê, hàng năm có tới 800 triệu người dùng sắn như loại lương thực chính. Vì lý do đó, quỹ Gates muốn đưa vào củ sắn nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng gia tăng lượng protein, sắt, kẽm và vitamin A, E có trong loại thực phẩm này - cải thiện mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn của hàng triệu người.

Cải tạo lại khoảng 40% số nhà vệ sinh trên toàn thế giới

Mục tiêu của họ là xoá bỏ hoàn toàn những nhà vệ sinh lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Chất thải sinh học có thể thu thập lại không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn có thể được gom lại để xử lý, tận dụng tạo ra nhiên liệu thay thế nhiên liệu hoá thạch, lọc lấy nước sạch và chất dinh dưỡng hay làm phân bón.

Chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ HIV


Quỹ Gates đã chi tới trên 2 tỷ USD nhằm mục đích phòng chống và giảm chi phí điều trị căn bệnh HIV – căn bệnh thế kỷ đã giết rất nhiều người. Bằng cách tuyên truyền vận động quan hệ tình dục an toàn, cấp tiền nghiên cứu vắc xin, họ đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc HIV – AIDS trên toàn thế giới và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh ở các nước châu Phi. Đồng thời họ còn gánh đỡ tiền thuốc men, giảm chi phí điều trị, trợ giúp cho những người kém may mắn.

Chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và em bé

Trẻ em hôm nay – tương lai ngày mai, việc đảm bảo sức khoẻ cho những đứa trẻ sơ sinh và bà mẹ là một trong những trọng tâm của ngành y tế ở khắp nơi trên thế giới. Melinda Gates (vợ của Bill Gates) cho biết quỹ từ thiện Gate đang cấp tiền cho các chiến dịch vận động hành lang nhằm mục đích thay đổi chính sách y tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Cần chú trọng đặc biệt tới vấn đề sinh nở của nữ giới, đảm bảo sức khoẻ của những em bé mới sinh và bà mẹ.

Biến muỗi thành những liều vắc xin di động


Trong cuộc sống đời thường, muỗi là loài côn trùng có hại có thể truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như sốt rét, sốt xuất huyết… Hiện nay quỹ từ thiện của Gate đang đầu tư cho thí nghiệm biến chúng trở thành những bình vắc xin di động bay khắp nơi. Khi muỗi đốt người cũng chính là lúc tiêm chủng ngừa bệnh chứ không phải là truyền bệnh nữa.

Được biết các nhà khoa học sẽ cấy virus đã được làm yếu vào muỗi và thông qua chúng đưa vào cơ thể rất nhiều người thay vì tiêm chủng truyền thống. Do tuổi thọ của loài côn trùng này rất thấp nên chúng sẽ chết trước khi mầm bệnh trong chúng phát triển mạnh. Nếu như thí nghiệm thành công thì đây là một phương pháp khá an toàn, đồng thời giảm được chi phí cho việc tiêm chủng và có hiệu quả cao ở vùng đang bị bệnh dịch.

Kêu gọi các tỷ phú khác cùng chung tay làm từ thiện

Vâng, vợ chồng Bill và Melinda không chỉ đang cố gắng giúp đỡ những người nghèo đói kém may mắn trên toàn thế giới bằng số tiền của chính mình mà họ còn đang cố gắng thuyết phục lôi kéo các đại gia giàu có khác tham gia cùng. Càng nhiều tiền được đóng góp cho quỹ từ thiện thì càng nhiều số phận hẩm hiu được giúp đỡ.

Đối với một số người, tiền được dùng để ăn chơi phè phỡn, mua những thứ sa sỉ chỉ nhằm mục đích cho vui. Trong khi đó trên thế giới, có quá nhiều người không xu dính túi, phải nhịn đói trong thời gian dài. Nếu như ai cũng có lòng hảo tâm, biết quan tâm đến người khác thì trái đất sẽ đẹp hơn biết bao nhiêu lần?

Nhà chọc trời: “Điềm báo tử” của nền kinh tế

Cứ có một tòa nhà chọc trời mọc lên sẽ có một nền kinh tế đi xuống, mối quan hệ kỳ lạ này vừa được ngân hàng Barclays Capital vén lên.

Ví dụ rõ ràng nhất, tòa nhà Empire State hoàn thành năm 1931 cũng là lúc thế giới đang chìm trong cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, và tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay - Burj Khalifa - thành hình ngay trước khi nền kinh tế Dubai vỡ nợ.

Các chuyên gia của Barclays nhận định: “Thông thường, các tòa nhà cao nhất thế giới chỉ là sự bùng nổ trong xây dựng, phản ánh sự phân bổ vốn chưa hợp lý và dự báo những điều chỉnh kinh tế trong tương lai”.

Empire State hoàn thành giữa cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933

Theo nghiên cứu của ngân hàng này, tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới - Equitable Life - được xây dựng ở New York (Mỹ) và khánh thành vào năm 1873, trùng với một cuộc suy thoái kéo dài 5 năm. Nó bị đánh sập vào năm 1912.

Các trường hợp gần đây hơn phải kể đến tháp Willis (tên cũ là Sears) ở Chicago (Mỹ). Cùng lúc tháp hoàn thành vào năm 1974 xảy ra một cú sốc giá dầu và việc bình ổn giá vàng bằng USD bị bãi bỏ.

Năm 1997, tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng của Malaysia khánh thành trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính càn quét khắp châu Á.

Nếu đúng như nhận định của Barclays thì dân London (Anh) cũng đứng ngồi không yên vì tòa nhà Shard, được dự đoán là cao nhất Tây Âu với chiều cao 310 m, sắp hoàn thành.

Burj Khaliphar là điềm báo suy vong cho kinh tế Dubai

Nhưng lo nhất chính là Trung Quốc, đất nước đang dẫn đầu về xây nhà chọc trời. Nước này hiện chiếm tới 53% tổng số nhà chọc trời trên thế giới.

Thế nhưng, sự bùng nổ về cho vay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đang đẩy giá cả ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên cao. Một báo cáo khác của JP Morgan Chase cảnh báo thị trường nhà đất ở các thành phố lớn của Trung Quốc có thể rớt giá khoảng 20% trong vòng 12 - 18 tháng nữa.

Quốc gia đông dân thứ hai hành tinh - Ấn Độ - cũng có đến 14 tòa nhà chọc trời đang được xây dựng. “Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 2 tòa nhà lọt vào danh sách 276 tòa nhà cao trên 240 m nhưng trong vòng 5 năm nữa, con số này sẽ được cộng thêm 14 tòa nhà mới” Barclays cho biết.

Tòa nhà đắt giá nhất thế giới cũng nằm tại Ấn Độ, ước tính trị giá hơn 1 tỉ USD. Cao 27 tầng, dinh thự ở Mumbai của tỉ phú Mukesh Ambani cần đến 600 nhân viên bảo trì.